• 0973.344.828 -
  • aloha.edu.vn@gmail.com

COE là gì? Có COE thì khi nào có Visa? Mẹo thi COE không trượt

COE là gì? Có COE thì khi nào có Visa? COE có ý nghĩa thế nào với các bạn chuẩn bị học tập tại Nhật? COE là vấn đề quan trọng, điều kiện quyết định bạn có thể đi du học tại Nhật Bản hay không.

Việc bị trượt COE là một nỗi sợ đối với các bạn đang chuẩn bị du học Nhật Bản. Để có thể đỗ COE một cách thuận lợi, bạn hãy đọc các bí kíp đỗ COEAloha chia sẻ trong bài viết sau.

COE là gì

 

COE là gì?

COE (Certificate of Eligibility) là giấy chứng nhận tư cách lưu trú, được cấp bởi Cục xuất nhập cảnh Nhật Bản. Hay nói cách khác, COE là tấm thẻ xanh xác nhận về tư cách lưu trú hợp pháp của bạn tại Nhật Bản.

Chính vì thế COE có tầm quan trọng rất lớn, và là giấy tờ bắt buộc khi bạn dự định sang Nhật lưu trú trong khoảng thời gian trên 3 tháng. Nếu không có COE thì sự tồn tại của bạn ở đất nước Nhật Bản hoàn toàn bị coi là phi pháp, trường hợp bị phát hiện, bạn sẽ bị trục xuất về nước.

Ngoài ra, theo quy định của Bộ tư pháp Nhật, người nước ngoài khi nhập cảnh vào Nhật Bản và lưu trú trên 90 ngày với bất cứ mục đích, lý do gì, bạn đều phải làm thủ tục để Cục xuất nhập cảnh xét duyệt và cấp giấy chứng nhận đủ tư cách lưu trú.

Như vậy có nghĩa là, đối với các bạn đang làm hồ sơ đi du học Nhật Bản thì COE chính là chìa khóa quan trọng nhất giúp bạn mở ra cánh cửa bước chân vào xứ sở hoa anh đào để có thể sinh sống, học tập và sinh hoạt hợp pháp tại Nhật Bản.

COE là gì

COE thường được cấp cho ai?

Những trường hợp nào cần sử dụng COE – Giấy chứng nhận tư cách lưu trú? Đó là các trường hợp dưới đây:

  • Du học sinh
  • Người nước ngoài sang Nhật làm việc
  • Người nước ngoài định cư lâu dài tại Nhật Bản.

Đây là loại giấy tờ cần thiết cho những trường hợp ở lại Nhật trên 3 tháng. Vì thế, những trường hợp đến Nhật Bản ngắn hạn như du lịch, thăm người thân… sẽ không cần giấy COE.

Điều kiện để xin COE cần gì?

Để có thể xin được COE, bạn cần đáp ứng những điều kiện dưới đây:

  • Khả năng tài chính tốt, người bảo lãnh chứng minh được thu nhập ổn định, đủ để lo cho du học sinh trong quá trình đi du học
  • Kết quả học tập tốt
  • Có nguyện vọng và mong muốn đi du học Nhật Bản để phát triển tương lai
  • Có kế hoạch học tập rõ ràng, khoa học sau khi nhập học tại Nhật Bản

COE là gì

Quy trình xin cấp COE Nhật Bản cần biết

Để có thể có được giấy chứng nhận COE trong tay, sẽ có một trình tự nhất định như sau:

  • Bước 1: Nộp đầy đủ các loại giấy tờ hồ sơ cần thiết cho cục xuất nhập cảnh
  • Bước 2: Cục xuất nhập cảnh sẽ cấp giấy chứng nhận hợp pháp nếu hồ sơ của bạn đủ tiêu chuẩn
  • Bước 3: Xin thị thực (Visa) thích hợp
  • Bước 4: Thông báo kết quả đến người đăng ký cấp COE

Bạn có thể tham khảo quy định về thủ tục xin Giấy chứng nhận tư cách lưu trú COE tại website chính thức của Cục Xuất nhập cảnh Nhật Bản. Hồ sơ chuẩn bị gồm:

  • Ảnh thẻ cỡ 4×3 được chụp trong 3 tháng gần nhất, không đội mũ;
  • Sơ yếu lý lịch;
  • Tóm tắt khả năng kinh nghiệm làm việc;
  • Bản scan hộ chiếu;
  • Các giấy tờ liên quan và bản dịch sang tiếng Nhật theo chỉ định của bên công ty phái cử/ tiếp nhận hỗ trợ

Đối với du học sinh thì sẽ được công ty du học làm thủ tục xin COE. Với thực tập sinh, điều dưỡng viên và kỹ sư sẽ do công ty phái cử hoặc công ty tiếp nhận hỗ trợ và hướng dẫn làm thủ tục.

Người lao động cần phải chú ý thật kỹ, nếu như gần đến ngày hết hạn mà chưa thấy công ty/ nhà trường thông báo gia hạn thì phải trực tiếp hỏi.

COE là gì

Cách ôn thi để đỗ chứng nhận COE

Để ôn thi COE hiệu quả và đạt kết quả cao bạn cần lưu ý như sau:

Chọn những chương trình có tỷ lệ đỗ COE cao

Hiện nay, để thúc đẩy một số chương trình đặc biệt; chính phủ Nhật đưa ra chính sách để đảm bảo tỷ lệ đỗ COE và Visa du học Nhật Bản cao. Trong đó, có thể kể đến những học bổng du học giá trị giúp các bạn du học sinh vừa giảm bớt được nỗi sợ trượt COE vừa được hỗ trợ chi phí học tập nhất định.

Đảm bảo khả năng tài chính của người bảo lãnh

Chứng minh tài chính là yêu cầu bắt buộc của Cục xuất nhập cảnh Nhật Bản. Cục sẽ đánh giá khả năng tài chính thông qua Sổ tiết kiệm ngân hàng và Nguồn thu nhập hàng tháng của người bảo lãnh cho ứng viên đó.

  • Sổ tiết kiệm ngân hàng: Khoản tiền trong sổ tiết kiệm của người bảo lãnh phải đạt không dưới 600 triệu đồng và thời hạn gửi tối thiểu là 01 năm.
  • Nguồn thu nhập hàng tháng của người bảo lãnh: Hồ sơ thể hiện mức thu nhập hàng tháng cần phải mang tính pháp lý và mức thu nhập thực tế phải từ 30 triệu đồng /tháng trở lên.

Tuân thủ nguyên tắc: “Tính logic và trung thực của bộ hồ sơ”

Với một quốc gia nổi tiếng về mức độ nghiêm túc và khắt khe trong quy trình làm việc như Nhật Bản; bộ hồ sơ xin xét duyệt COE và Visa du học Nhật Bản của ứng viên cần đảm bảo: tính logic, thông tin chính xác, trung thực.

Những sai sót tưởng chừng rất nhỏ như: nhầm lẫn giữa địa chỉ nhà ở hiện tại và trên sổ hộ khẩu cũng có thể trở thành nguyên nhân khiến bạn trượt COE và Visa du học Nhật Bản. Đặc biệt, nếu hồ sơ của ứng viên có bất kỳ sự giả mạo nào; chắc chắn sẽ bị đánh trượt. Đồng thời, những ứng viên bị đánh trượt vì lỗi này, cơ hội làm lại hồ sơ coi như bằng 0.

Một số lưu ý giúp hồ sơ ứng viên đảm bảo Tính logic và Trung thực:

  • Những giấy tờ chứng minh nguồn thu nhập, tài sản: Cần có dấu của cơ quan chức năng.
  • Trong trường hợp người bảo lãnh có nhiều nguồn thu nhập: Cần giải trình rõ ràng, khoa học trong Biên bản hình thành tài sản.
  • Tờ khai xin COE/Visa: Cần điền chính xác và đầy đủ thông tin. Cục Quản lý xuất nhập cảnh và ĐSQ/LSQ thường quan tâm đến các thông tin cá nhân của ứng viên như: lịch sử xuất ngoại; họ hàng; người thân hiện đang sống tại Nhật… Ứng viên có thể bị đánh trượt nếu không khai thông tin của người thân trực hệ hiện đang sinh sống tại Nhật.

COE là gì

Xây dựng kế hoạch học tập rõ ràng và không ngừng nâng cao năng lực tiếng Nhật

Các trường Nhật ngữ và các cơ quan xét duyệt COE/Visa đều yêu cầu ứng viên đạt được khả năng tiếng Nhật nhất định trước khi đi du học. Do vậy bạn hãy cố gắng rèn luyện tiếng Nhật thật tốt nhé!

Bên cạnh khả năng tiếng Nhật, một kế hoạch học tập được định hướng rõ ràng cũng có có vai trò rất quan trọng trong việc thuyết phục Cục Xuất nhập cảnh, ĐSQ/LSQ cấp COE/Visa du học.

Chọn công ty du học uy tín

Hiện nay, tại Việt Nam có hơn 300 công ty, trung tâm tư vấn du học. Nhiều công ty trong số đó được thành lập một cách chóng vánh với mục đích chuộc lợi nhất thời. Và hệ quả chính là việc khách hàng tiền mất tật mang; ước mơ du học tiêu tán.

Đó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến việc Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam đưa ra List danh sách những Công ty; Trung tâm tư vấn du học không được phép xin Visa du học Nhật Bản. Bạn hãy lựa chọn thật kỹ lưỡng nhé.

Những lối trượt COE thường mắc phải

Thực tế Nhật Bản là quốc gia có điều kiện khá khắt khe khi sang đây học tập và làm việc. Dưới đây là một số lỗi mà các bạn thường gặp khi thi chứng nhận COE như:

Lỗi Ngân hàng

Có thể chỉ trượt vì xác nhận số dư, có thể vì cả xác nhận số dư và số tài khoản

  • Xác nhận số dư không sử dụng Form mẫu chung của ngân hàng.
  • Xác nhận số dư không có thông tin địa chỉ, số điện thoại, Swift code ngân hàng.
  • Thông tin trên xác nhận số dư sai (sai tiếng Anh, sai cách ghi tỷ giá, …)
  • Ngân hàng không uy tín.
  • SAi mã Swift code ngân hàng.
  • Trên xác nhận số dư thiếu chữ ký của người bảo lãnh.
  • Cục Xuất nhập cảnh điều tra qua điện thoại.

Lỗi Xác nhận thu nhập, công việc, thuế

  • Thông tin công ty (địa chỉ, giám đốc, thời gian tìm việc, …) giữa đơn xác nhận và trang thuế không khớp nhau.
  • Người bảo lãnh không có mã số thuế hoặc có 2 mã số thuế cá nhân.
  • Bản dịch sai.
  • Điều tra qua điện thoại.
  • Không nộp được xác nhận từ Chi cục thuế.

Những lỗi trượt COE thường gặp

Lỗi Biên bản hình thành tài sản

  • Không kê khai chi tiết số liệu.
  • Không đủ thuyết phục, thể hiện được tiềm năng tài chính của người bảo lãnh.

Lỗi Giấy chứng nhận tốt nghiệp

Thiếu chữ ký của học sinh, thiếu mục số ở mép trên cùng bên trái.

Lỗi Học bạ

  • Thiếu dấu/chữ ký của Hiệu trưởng ở trang số 1.
  • Mục khen thưởng bị bỏ trống.
  • Điểm nghề và chứng chỉ nghề.
  • Bất kỳ điểm bất thường nào khác trong học bạ (con dấu nhà trường, tên trường, ảnh học sinh, …).

Lỗi Sổ hộ khẩu

  • Thiếu chữ ký và ghi rõ họ tên của cán bộ đăng ký.
  • Ghi bổ sung thông tin vào trong sổ hộ khẩu nhưng không có dấu đỏ đóng vào chỗ ghi bổ sung.

Lỗi Giấy khai sinh

  • Không có chữ ký của người đi khai sinh.
  • Thiếu thông tin của cha hoặc mẹ.

Lỗi Năng lực tiếng Nhật

  • Không có chứng chỉ hoặc chứng chỉ có TOP J C, B, …
  • Có phụ thuộc vào uy tín của từng trường với Cục Xuất nhập cảnh.

Lỗi Xác nhận quan hệ nhân thân

Xác nhận quan hệ nhân thân không phải do UBND phát hành

Lỗi Sơ yếu lí lịch

  • Sai thời gian làm đơn trong cam kết chi trả.
  • Khai sai nghề nghiệp bố mẹ.
  • Thời gian học tiếng Nhật trong đơn nhập học, sơ yếu lý lịch, xác nhận học tiếng không đồng nhất.
  • Có anh/chị em ruột sống tại Nhật không lại khai sống ở Việt Nam.

Trượt COE thì cần xử lý thế nào?

Những việc mà bạn cần làm khi trượt COE gồm:

Vực dậy tinh thần

Điều đầu tiên bạn phải ghi nhớ rằng, việc trượt COE và Visa du học Nhật Bản không có nghĩa là cánh cổng du học Nhật sẽ đóng lại mãi mãi. Có nhiều trường hợp các bạn DHS bị trượt COE lần đầu do chuẩn bị chưa tốt nhưng lần sau đã thành công xin được COE.

Vì vậy, điều tối quan trọng là loại bỏ tất cả các suy nghĩ tiêu cực, dành cho bản thân mình một cơ hội khác để tiếp tục theo đuổi giấc mơ của mình.

Chuẩn bị tâm lý cho một cuộc hành trình mới

Tiếp theo, bạn cần lên dây cót sẵn sàng tâm lý cho một hành trình thậm chí còn khó khăn hơn lần thứ nhất. Chúng ta cần thành thực rằng trượt COE và Visa du học Nhật Bản một lần thì tỷ lệ thành công của lần xin COE và visa tiếp theo sẽ giảm, bởi hồ sơ của bạn sẽ được xem xét một cách cẩn trọng hơn.

Chính vì vậy bạn phải thật sự nghiêm túc và chính xác trong việc khai thông tin hồ sơ của mình. Điều cần thiết nhất là bạn phải thể hiện cho Cục xuất nhập cảnh và ĐSQ/LSQ thấy rõ mục tiêu của mình khi sang Nhật là HỌC và HỌC.

 Xác định rõ lý do trượt COE là gì

Sau khi nhận được phiếu trượt COE từ Cục xuất nhập cảnh Nhật Bản, bạn cần phải xác định được lý do chính xác dẫn đến nguyên nhận bị Cục từ chối cấp COE là gì. Phải hiểu rõ nguyên nhân thì bạn mới có thể đưa ra phương án giải quyết vấn đề triệt để được.

COE là gì

Liên hệ tới những công ty tư vấn du học uy tín và chuẩn bị hồ sơ cẩn thận

Đối với những trường hợp hồ sơ bị trượt COE, các bạn cần phải đợi ít nhất 6 tháng sau mới có thể tiếp tục apply xin COE. Trong thời gian này, các bạn hãy tìm một công ty tư vấn du học Nhật Bản thực sự uy tín và có trong danh sách những công ty được Cục xuất nhập cảnh đánh giá tốt và được ủy quyền xin visa du học Nhật Bản.

Bạn cũng nên giữ lại giấy tờ của lần xin COE của lần trước trước và chuẩn bị thật kỹ cho việc giải trình với Cục về lý do bị từ chối cấp COE trong lần trước.

Nâng cao khả năng tiếng Nhật và thể hiện rõ mong muốn du học

Lý do Chính phủ Nhật đưa ra chính sách giảm lượng du học sinh trên đất Nhật bởi vì sự gia tăng của những trường hợp du học sinh trốn học làm thêm. Vì vậy, nếu bạn chứng minh được mong muốn du học thực sự cùng với mức độ nghiêm túc của bạn trong việc học tiếng Nhật, Cục cũng sẽ dễ dàng cấp COE cho bạn hơn.

Để chứng minh điều đó, tốt nhất bạn nên tập trung nâng cao khả năng tiếng Nhật và thi lấy một chứng chỉ tiếng Nhật cao hơn chứng chỉ trong lần apply trước.

Lưu ý cần biết khi thi COE

Chắc hẳn khi làm hồ sơ, ai cũng đều mong muốn quá trình xin COE thành công. Để được như vậy, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Cần chuẩn bị hồ sơ và giấy tờ đầy đủ, so sánh, đối chiếu chính xác thông tin và thông số. Tuyệt đối không sử dụng giấy tờ giả.
  • Chọn trường học và ngành học phù hợp, có định hướng lộ trình rõ ràng.
  • Tìm hiểu và chọn lựa công ty tư vấn cũng như công ty xuất khẩu lao động uy tín;
  • Chủ động hoàn thiện, nộp hồ sơ sớm để có thêm thời gian giải quyết vấn đề phát sinh. Chuẩn bị kỹ càng các giấy tờ còn thiếu để đảm bảo khả năng đỗ COE cao nhất.

Câu hỏi thường gặp

Một số câu hỏi thường gặp của bạn đọc khi quan tâm tới chủ đề COE là gì như?

Có COE thì khi nào có Visa?

Khi có COE thì bạn sẽ mất khoảng 1 – 2 tuần để có Visa. Trong thời gian này, bạn chỉ việc chờ Đại sứ quán thông báo.

Trong thời gian từ 1-3 tháng sau khi nhận giấy chứng nhận tư cách lưu trú, NLĐ sẽ phải hoàn tất thủ tục xuất cảnh và bay sang Nhật.

COE có nghĩa là gì?

COE là viết tắt của Certificate of Eligibility, đây có nghĩa là giấy chứng nhận tư cách lưu trú tại Nhật Bản.

Trên đây là thông tin về COE là gìDu học ALoha đã tổng hp. Hy vọng qua nội dung trên bạn sẽ hiểu hơn một điều kiện cư trú tại Nhật khi học tập tại đây.

Nếu quan tâm tới các thông tin khác về du học Nhật Bản thì hãy liên hệ cho chúng tôi nhé!

© Copyright 2023 Aloha