Romaji là gì? Bộ chữ la tinh học tiếng Nhật dễ nhớ nhất 2024
Romaji là gì? Chữ Romaji là chữ gì? Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe đến cụm từ “tiếng Nhật Romaji” rồi nhỉ? Và chắc chắn bạn đã từng sử dụng để ghi nhớ tiếng Nhật một cách nhanh chóng rồi.
Tuy nhiên, đây có phải là cách học tiếng Nhật hiệu quả không? Hãy Du học ALoha cùng tìm câu trả lời quan bài viết dưới đây nhé!
Romaji là gì?
Romaji là hệ thống bảng chữ cái La-tinh dùng để phiên âm tiếng Nhật, giúp người nước ngoài học tiếng Nhật một cách dễ dàng hơn. Rōmaji được dùng giúp người nước ngoài khi bắt đầu học tiếng Nhật, khi cần biết tên người và vật ở Nhật Bản mà không biết tiếng Nhật. Có một số hệ thống kí âm Latinh tiếng Nhật khác nhau. Ba hệ thống chính là Hepburn, Kunrei-shiki (ISO 3602) và Nihon-shiki (ISO 3602 Chặt chẽ). Hiện nay, các biến thể của hệ thống Hepburn được sử dụng rộng rãi nhất.
Đối với bản thân tiếng Nhật, thì đây cũng là cách để tiếng Nhật được lan tỏa rộng trong cộng đồng.
Ví dụ như : 東京 (とうきょう) – Tokyo.
Tuy nhiên,chắn hẳn bạn cũng bắt gặp rất nhiều kiểu phiên âm mà có “gạch ngang phía trên chữ cái. Ví dụ như 東京 (とうきょう) – Tōkyō. hay còn có kiểu phiên âm 東京 (とうきょう) – Toukyou.
Tất cả “Tokyo”, “Tōkyō” hay “Toukyou”… đều được gọi là Phiên âm Romaji. Dù có nhiều cách thể hiện phiên âm Romaji khác nhau, nhưng nói chung lại có 3 hệ thống Romaji cơ bản là Hepburn, Kunrei-shiki, Nihon-shiki.
Thông qua ví dụ trên, có thể thấy điểm khác biệt nho nhỏ giữa 3 hệ thống Romaji này là cách thể hiện trường âm (là những nguyên âm kéo dài).
Dù có đến 3 hệ thống phiên âm khác nhau và các biến thể nữa, nhưng độ phổ biến rộng và được sử dụng nhiều nhất là hệ thống Hepburn (tuy nó không được Chính phủ Nhật bản coi là tiêu chuẩn).
Lịch sử việc Latinh hóa tiếng Nhật
Việc Latinh hóa tiếng Nhật bắt đầu từ thế kỷ 16 do các nhà truyền đạo Kitô người Bồ Đào Nha muốn học tiếng Nhật để dễ bề truyền giáo (tương tự như việc tạo chữ Quốc ngữ cho tiếng Việt trong giai đoạn chữ Hán và chữ Nôm vẫn là văn tự chủ yếu). Vì vậy Rōmaji đã hình thành căn cứ trên âm vựng tiếng Bồ chứ không phải là cách chuyển tự từ kana. Rōmaji lúc bấy giờ chỉ dùng hạn chế trong giới giáo sĩ.
Mãi đến năm 1867, nhà truyền giáo người Mỹ James Curtis Hepburn (1815 – 1911) mới có sáng kiến tạo ra hệ thống chuyển tự một-đối-một từ Kana sang chữ cái Latinh. Đó chính là chữ Rōmaji theo hệ thống Hepburn dùng ngày nay.
Hepburn lúc bấy giờ đã soạn ra cuốn từ điển Wa-ei gorin shūsei lại được hội cải cách văn tự Rōmaji Kai chọn năm 1885 làm mẫu để chuyển tự nên lối Hepburn dần chiếm ưu thế. Vì Hepburn là người Mỹ nói tiếng Anh nên lối Hepburn cũng mang ít nhiều ảnh hưởng cách viết của tiếng Anh. Ví dụ như ši sau đổi viết shi và tša đổi thành cha hợp với nhãn quan người nói tiếng Anh
Hệ thống phiên âm Hepburn
Hệ thống Hepburn là hệ thống phiên âm dựa trên âm vị tiếng Anh do James Curtis Hepburn tạo ra. Qua nhiều giai đoạn khác nhau mà hệ thống Hepburn này đã có những tu chính sao cho phù hợp. Hiện nay, có 3 thể La-tinh hóa thuộc hệ Hepburn chuẩn là Hepburn Truyền thống, Hepburn Tu chỉnh, Hepburn Cải biên.
Hepburn Truyền thống và Tu chỉnh thì Nguyên âm dài được biểu thị bằng “Dấu ngang trên nguyên âm” như 東京 (とうきょう) – Tōkyō. Còn trong Hepburn Cải biên, nguyên âm dài được thể hiện bằng bằng cách gấp đôi nguyên âm như 東京 (とうきょう) – Tookyoo. Đối với phụ âm kép, khi phiên âm sẽ được viết bằng cách gấp đôi phụ âm theo sau:
Ví dụ như: 結果 – kekka、さっさと- sassato.
- Những bất lợi khi học tiếng Nhật Romaji
- Điểm lại một chút về lý do bắt đầu dùng Romaji trong việc học tiếng Nhật nhé!
- Bạn dùng Romaji để phiên âm tiếng tiếng Nhật cho dễ nhớ. Bởi đọc cũng giống tiếng Việt mà.
- Dùng Romaji để học thuộc các cuộc hội thoại một cách nhanh chóng.
- Dùng Romaji để luyện nói mà không cần vừa nhìn kanji vừa nhớ lại cách đọc.
Có rất nhiều lý do để bạn thấy Romaji thật sự rất hữu ích khi học tiếng Nhật. Tuy nhiên, bạn đã nhận ra được lưỡi dao ngược của phương pháp học này.
Cách hình thành ngôn ngữ Nhật Bản
Tiếng Nhật không chỉ có mỗi phiên âm Romaji. Nó còn có chữ viết riêng tạo thành từ 2 bảng chữ cái và hệ thống kanji phức tạp. Nếu bạn không học những thứ này thì làm sao có thể biết cách phiên âm. Không phải lúc nào cũng có phiên âm sẵn để học và không phải lúc nào cũng sẽ có người giúp bạn làm điều đó. Hãy đừng để mình thụ động trong việc học tiếng Nhật nhé!
Hơn nữa, bạn có thấy rằng những lý do bạn đưa ra, hầu hết đều quy về hướng Học thuộc lòng không??? Bạn cũng biết rằng, không chỉ riêng tiếng Nhật mà bất cứ một ngôn ngữ nào cũng luôn có sự linh hoạt và biến đổi. Việc bạn học thuộc lòng như vẹt không phải là một điều tốt. Nó sẽ làm tiếng Nhật của bạn trở lên cứng nhắc và không linh hoạt
Một vấn đề cần để ý nữa đó là cách học tiếng Nhật Romaji ảnh hưởng rất nhiều đến cách phát âm của mỗi người học. Nói lại thì Romaji là cách học tiếng Nhật qua một ngôn ngữ khác, nên dù sao cũng có sự khác biệt nhất định với tiếng Nhật.
Bên cạnh đó, có những phát âm khó mà thể hiện chính xác bằng chữ. Chính vì thế, nếu học tiếng Nhật bằng Romaji trong một thời gian dài sẽ làm cách phát âm bị lệch chuẩn và khó có thể sửa được.
Tuy nhiên, là một người mới bắt đầu học tiếng Nhật và còn chưa quen với kanji thì cách học tiếng Nhật Romaji cũng là cách học hiệu quả trong thời gian ngắn. Dù sao,với Romaji bạn cũng sẽ đỡ bị sốc với độ khó của tiếng Nhật
Những điều cần lưu ý với tiếng Nhật Romaji
Cũng bởi có rất nhiều hệ thống romaji và ký hiệu có sự khác biệt nên bạn cần lưu ý một số điểm khi phát âm tiếng Nhật từ Romaji:
- Cần ghi nhớ chính xác bảng chữ cái tiếng Nhật Romaji.
- Những từ tiếng Anh được Nhật hóa bằng Katakana có cách phát âm hoàn toàn khác biệt với chữ gốc.
- Ký tự Romaji với nguyên âm kéo dài có nhiều cách. Ví dụ như: 東京 – Tokyo – Toukyou – Tôkyô – Tohkyoh – Tookyoo – Tōkyō.
- Đối với trợ từ, sẽ có ký hiệu khác biệt như;
- Trợ từ へ (he) – được viết là e.
- Trợ từ は (ha) – được viết là wa.
- Trợ từ を (wo) – được viết là o.
Trên đây là thông tin về romaji là gì mà Du học Aloha đã tổng hợp và gửi tới các bạn. Hy vọng qua nội dung trên các bạn sẽ có cái nhìn khác về bộ ngôn ngữ Nhật Bản này.
Nếu quan tâm tới các thông tin khác về Nhật Bản thì hãy theo dõi bài viết mới của chúng tôi nhé!
Xem thêm: