Nhật Bản có quân đội không? Tại sao Japan không có quân đội?
Nhật Bản có quân đội không? Tại sao Nhật Bản không có quân đội trong một giai đoạn phát triển của đất nước? Tình hình của quân đội Nhật hiện nay ra sao?
Sau đây hãy cùng Du học Aloha khám phá xem ý kiến “hiện Nhật Bản không có quân đội” có đúng không nhé!
Nhật Bản có quân đội không?
Câu trả lời là có. Quân đội Nhật bản hiện nay tên Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, và tên chính thức trong tiếng Nhật là Tự vệ Đội (自衛隊 Jieitai), là quân đội của Nhật Bản, được thành lập căn cứ Luật Lực lượng phòng vệ năm 1954. Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản do Bộ Quốc phòng kiểm soát, với Thủ tướng là tổng tư lệnh.
Trong những năm gần đây, JSDF đã tham gia vào các hoạt động gìn giữ hòa bình quốc tế cùng với Liên Hợp Quốc. Các căng thẳng và mâu thuẫn về địa chính trị, đặc biệt là với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, đã dấy lên cuộc tranh luận về địa vị của JSDF và mối quan hệ của nó với xã hội Nhật Bản.
Kể từ năm 2010, JSDF đã ngừng tập trung chống lại Liên Xô cũ với Trung Quốc; tăng cường hợp tác quân sự với Úc, Ấn Độ, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore, Anh và Hoa Kỳ; mua mới, lên đời các trang thiết bị quân sự.
Tại sao Nhật Bản không có quân đội?
Quân đội Nhật Bản hay Quân đội Đế quốc Nhật Bản (日本軍 (Nhật Bản Quân)) là danh xưng lực lượng quân sự hợp thành của Đế quốc Nhật Bản. Sau khi nắm được quyền lực kể từ ngày 3 tháng 1 năm 1868, Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện hàng loạt những cải cách, trong đó có việc xây dựng một lực lượng vũ trang chính quy của Đế quốc Nhật Bản, với hai nhánh quân sự độc lập là Lục quân và Hải quân, đều đặt dưới sự chỉ huy tối cao trên danh nghĩa của Thiên hoàng.
Với sức mạnh quân sự hùng mạnh, quân đội Đế quốc Nhật Bản bước dần lên địa vị bá chủ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong gần 80 năm cho đến khi sụp đổ, phải đầu hàng sau Chiến tranh thế giới thứ hai vào năm 1947 và bị giải tán bởi lực lượng Đồng Minh. Trong 7 năm sau đó, Nhật Bản không được phép xây dựng lực lượng quân đội riêng mà phải chịu sự bảo hộ quốc phòng từ Quân đội Hoa Kỳ.
Mãi đến năm 1954, Nhật Bản mới được xây dựng một lực lượng quân sự riêng với tên gọi mới là Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản với 3 nhánh quân chủng là Lực lượng Phòng vệ Mặt đất, Lực lượng Phòng vệ Biển và Lực lượng Phòng vệ Trên không. Tất cả được đặt dưới quyền Tổng tư lệnh của Tổng lý đại thần Nhật Bản. Đây chính là lực lượng vũ trang chính thức của Nhật Bản cho đến thời điểm hiện tại.
Cảnh sát và lực lượng tự vệ
Đất nước mặt trời mọc có lực lượng cảnh sát rất đông đảo. Họ tuần tra và hoạt động liên tục. Họ sẵn sàng giúp đỡ nếu bạn lạc đường, mất đồ, mất thú cưng,… Họ chạy khắp nơi để đảm bảo an toàn cho các khu vực.
Họ sẵn sàng đến khi nhận được một cuộc gọi đột ngột nào đó! Lực lượng tự vệ – phòng vệ nghĩa là một tổ chức bảo vệ đất nước. Họ không phát động chiến tranh nếu xảy ra vấn đề, mà họ chỉ chiến đấu để phòng vệ. Nên lực lượng tự vệ không mang vũ khí để công kích lãnh thổ của đối phương. Vậy lý do gì khiến Nhật Bản chỉ tồn tại 2 lực lượng này mà bỏ qua quân đội?
Lý do Nhật Bản không có quân đội
Ngày 6 tháng 8 và 9 tháng 8 năm 1945, Mỹ thả hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản, hơn 200.000 người đã thiệt mạng. Ngày 15 tháng 8, Nhật Bản đầu hàng Đồng Minh. Sự đầu hàng của Đế quốc Nhật vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 đã kết thúc chiến tranh Thế giới thứ hai.
Nhật Bản bị chiếm đóng bởi lực lượng quân Đồng Minh, đứng đầu là Hoa Kỳ với sự hỗ trợ của quân đội Khối thịnh vượng chung là Anh. Sau một thời gian dài dưới sự chiếm đóng của Mỹ (1945-1952), Nhật Bản giành lại độc lập. Tuy nhiên theo Điều 9 của Hiến pháp Nhật Bản, Nhật Bản bị cấm xây dựng quân đội thường trực hoặc tiến hành chiến tranh với bất cứ mục đích gì. “Nhân dân Nhật Bản thành thật mong muốn một nền hoà bình quốc tế dựa trên chính nghĩa và trật tự, cam kết vĩnh viễn không phát động chiến tranh, vì vậy Nhật Bản không bao giờ xây dựng phát triển Lực lượng Lục quân, Hải quân và Không quân cũng như các thiết bị chiến tranh khác”.
Mặc dù hiến pháp Nhật Bản nói rằng “lực lượng hải, lục, không quân, cũng như tiềm năng chiến tranh khác, sẽ không bao giờ được duy trì” Tự vệ đội (自衛隊), hay Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản được thành lập ngay sau khi Mỹ kết thúc chiếm đóng Nhật Bản. Tự vệ đội là một trong những lực lượng vũ trang được trang bị công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới và chi phí quân sự của Nhật Bản đứng vào hàng cao nhất thứ bảy trên thế giới.
Mặc dù Hiệp ước Hợp tác và An ninh hỗ trợ lẫn nhau, ký kết vào năm 1960, cho phép sự hiện diện liên tục của các căn cứ quân sự Mỹ ở Nhật Bản, hầu hết trong số đó đóng trên đảo Okinawa. Sau 2 quả bom nguyên tử thả xuống Nhật Bản, Mỹ gần như có cam kết bảo hộ cho Nhật Bản. Và cam kết đó sắp hết hiệu lực. Nên việc xây dựng lại hệ thống quân đội với xứ Anh Đào sẽ là chuyện sớm muộn.
Thành lập lại hệ thống quân đội
Chuyện đi nghĩa vụ đã quá xa lạ với người Nhật. Quân đội cũng không còn quen thuộc như trước thế chiến thứ 2 nữa. Nhưng rồi mọi chuyện sẽ khác.
Nhìn chung, trong bối cảnh tình hình khu vực Đông Á đang trở nên cực kỳ căng thẳng như hiện nay, Nhật Bản đang dần muốn tự đứng trên đôi chân của mình, không muốn phải lệ thuộc về mặt quân sự vào Mỹ như trước đây là điều dễ hiểu.
Nhật Bản đang vươn lên thành cường quốc quân sự một lần nữa
Sau Chiến tranh thế giới thứ 2, quân đội Nhật Bản được gọi một cách khiêm tốn là Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF) và được thành lập vào năm 1954.
Do Hiến pháp Nhật Bản vĩnh viễn từ bỏ chiến tranh như một công cụ để giải quyết các tranh chấp quốc tế, JSDF được thành lập chỉ nhằm mục đích phòng thủ. Lực lượng này phát triển từ Lực lượng Cảnh sát Quốc gia vũ trang hạng nhẹ gồm 75.000 thành viên được thành lập ngay sau khi Chiến tranh Triều Tiên bắt đầu vào năm 1950.
Hiện tại, quân số tại ngũ của JSDF là gần 250.000 quân nhân. Nhật Bản chỉ dành 1%GDP cho ngân sách quốc phòng.
Ngày càng lo ngại về các mối đe dọa từ các đối thủ tiềm tàng, các quan chức Nhật Bản đang thúc đẩy vai trò “mạnh mẽ và tích cực” hơn của quân đội Nhật Bản. Tokyo cũng cố gắng thúc đẩy việc ủng hộ tăng chi tiêu quốc phòng.
Hãng tin AP cho biết hiện tại, Tokyo đang chi hàng chục tỷ USD mỗi năm để đầu tư vào kho vũ khí ngày càng phát triển của Nhật Bản, hiện bao gồm gần 1.000 máy bay chiến đấu, hàng chục tàu khu trục và thậm chí cả tàu ngầm.
“Quân đội” Nhật Bản có thể được gọi một cách khiêm tốn là “Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản”, nhưng lực lượng đó hiện sánh ngang với quy mô và khả năng của Anh và Pháp.
Lực lượng này được xếp hạng thứ 5 trên toàn cầu về quy mô quân sự tổng thể, chỉ sau Mỹ, Nga, Trung Quốc và Ấn Độ, trong khi ngân sách quốc phòng của nó hiện đứng thứ 6 trong số 140 quốc gia theo trang web đánh giá Global Firepower.
“Quân đội” Nhật Bản cũng không cho thấy có dấu hiệu phát triển chậm lại, khi Tokyo tiếp tục đầu tư vào các thiết bị tốt nhất và vũ khí hạng nhẹ có sẵn.
Các nhà phê bình cảnh báo rằng Tokyo nên học hỏi từ quá khứ và chấm dứt sự mở rộng quân sự táo bạo như vậy.
Tuy nhiên, những người ủng hộ quân đội Nhật Bản tuyên bố rằng, việc phát triển Lực lượng Phòng vệ và liên minh với Washington cùng các đối tác trong khu vực là cần thiết và thậm chí là rất cần thiết.
“Nhật Bản đang phải đối mặt với những rủi ro khác nhau đến từ nhiều mặt”, chuyên gia quốc phòng Heigo Sato, giáo sư tại Viện Nghiên cứu Thế giới tại Đại học Takushoku ở Tokyo chia sẻ lý do Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đang ra sức phát triển và mở rộng với AP.
Nhật Bản hiện đã xây dựng một kho vũ khí bao gồm hơn 900 máy bay chiến đấu trong khi hải quân của họ bao gồm 48 tàu khu trục, trong đó có 8 tàu được trang bị hệ thống tác chiến tên lửa Aegis và 20 tàu ngầm.
Nhật Bản cũng là một trong những đối tác triển khai máy bay chiến đấu tàng hình Lockheed Martin F-35 Lightning II tối tân của Mỹ, trong đó 42 chiếc sẽ là biến thể F-35B.
Ngoài việc là nước sử dụng nhiều máy bay tàng hình thế hệ thứ 5 của Mỹ nhất, việc triển khai các tàu khu trục đa năng lớp Izumo cũng có thể cho phép Nhật Bản vận hành các tàu sân bay trên thực tế lần đầu tiên kể từ Thế chiến thứ 2.
Một Nhật Bản với quân đội mạnh mẽ – nhưng bị ràng buộc bởi Hiến pháp yêu cầu chỉ dùng “quân đội” cho mục đích phòng thủ – được xem là những gì Mỹ và các đối tác của họ cần để đối phó với Trung Quốc ở Tây Thái Bình Dương.
Trên đây là một số thông tin về Nhật Bản có quân đội không? mà Du học Aloha muốn chia sẻ với các bạn. Hy vọng nội dung trên sẽ giúp các bạn hiểu lý do tại sao Nhật Bản không có quân đội trong một giai đoạn phát triển.
Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm về các thông tin khác thì hãy đón đọc những bài viết mới của chúng tôi nhé!
Có thể bạn quan tâm: