Kính ngữ trong tiếng Nhật | Tổng hợp khiêm nhường, tôn kính ngữ
Kính ngữ tiếng Nhật là gì? Tổng hợp khiêm nhường ngữ trong tiếng Nhật có những gì? Khi giao tiếp sử dụng tôn kính ngữ trong tiếng Nhật thế nào?
Thực tế thì người Nhật rất xem trọng giao tiếp và ăn nói đúng mực. Chính vì thế, việc sử dụng kính ngữ khi cần thiết được xem là điều không thể thiếu khi bạn học tiếng Nhật.
Vậy, kính ngữ trong tiếng Nhật là gì và được sử dụng như thế nào? Sau đây hãy cùng Du học Aloha tìm hiểu nhé!
Kính ngữ tiếng Nhật là gì?
Kính ngữ tiếng Nhật là một hệ thống các hậu tố để diễn tả sự tôn kính và sự trang trọng khi gọi tên hoặc ám chỉ đến người khác, chẳng hạn như -san trong Yukino-san.
Về mặt nguyên tắc, những kính ngữ này là trung tính, được sử dụng bình đẳng cho cả nam và nữ, mặc dù trong thực tế, một trong số chúng được sử dụng riêng cho nam hoặc nữ, ví dụ như -kun cơ bản được sử dụng cho nam, trong khi -chan thường được sử dụng cho nữ, và có thể được ghép với tên gọi hoặc họ, ví dụ như Sato-san, Fumito-kun, Miyuki-chan.
Sử dụng kính ngữ cũng được dùng trong trường hợp đề cập đến một ai đó, nhưng trong vài trường hợp bị cắt giảm trong sử dụng hoặc không được sử dụng, xem cách dùng dưới đây.
Phân loại kính ngữ trong tiếng Nhật
Kính ngữ chính là hình thức giao tiếp thể hiện sự tôn kính với đối phương, giúp cho mối quan hệ của bạn tốt hơn. Trong tiếng Nhật, kính ngữ được chia thành 3 loại chính: tôn kính ngữ, khiêm nhường ngữ và lịch sự ngữ.
Bạn cần phán đoán ngữ cảnh, đối phương, mục đích giao tiếp để sử dụng cho phù hợp.
- Tôn kính ngữ (尊敬語): dùng để chỉ hành động, trạng thái của người trên mình, bày tỏ thái độ kính trọng với đối phương
- Khiêm nhường ngữ (謙譲語): dùng khi nói về hành động của bản thân, người quen biết bày tỏ thái độ khiêm nhường
- Lịch sự ngữ (丁寧語): là từ ở thể「です」「ます」. Nếu tôn kính ngữ không thể dùng để nói về hành động, trạng thái của bản thân thì từ lịch sự có thể dùng cho mọi trường hợp.
Kính ngữ được người Nhật sử dụng rất thường xuyên trong giao tiếp như khi nói chuyện với người bề trên, với đối tác, khách hàng, sempai cùng công ty.
Kính ngữ trong tiếng Nhật thông dụng
Sau đây là tổng hợp các từ kính ngữ thông dụng khi giao tiếp trong văn hóa Nhật Bản
San
San (さん) (đôi khi phát âm là han (はん) trong phương ngữ vùng Kansai), có nguồn gốc từ -sama (xem bên dưới), là kính ngữ phổ biến nhất, và là một danh hiệu tôn trọng thường được sử dụng bình đẳng ở mọi lứa tuổi.
Mặc dù tương tự những đại từ nhân xưng lịch sự như “Ông”, “Bà”, “Cô”, “Anh”, “Chị”, san gần như có thể được ghép với tất cả các tên gọi, trong hoàn cảnh trang trọng lẫn thông tục. Tuy nhiên, ngoài việc được sử dụng với tên người, -san cũng được sử dụng trong nhiều cách thức khác.
San có thể được sử dụng kết hợp với các danh từ chỉ nơi làm việc, chẳng hạn, một người bán sách có thể được gọi là honya-san (“hiệu sách” + san), và một người bán hoa được gọi là hanaya-san (“cửa hàng hoa” + san).
San đôi khi được sử dụng với tên công ty.
- Ví dụ, văn phòng hoặc đại lý của một công ty có tên là Mitsubishi có thể được gọi là “Mitsubishi-san” bởi một công ty gần đó. Cách sử dụng này có thể được nhìn thấy trên bản đồ nhỏ của điện thoại và thẻ tín dụng ở Nhật Bản, có các tên của những công ty xung quanh được viết bằng san.
San cũng có thể được ghép với tên của động vật hoặc thậm chí với đối tượng vô tri vô giác.
- Ví dụ, một chú thỏ nuôi có thể được gọi usagi-san, và cá được sử dụng để nấu ăn có thể được gọi là sakana-san. Việc sử dụng như thế thường được xem là trò trẻ con và thường tránh dùng trong những bài phát biểu trang trọng. Thậm chí một người đàn ông có thể gọi vợ mình bằng san và ngược lại.
Trên internet, những thiếu niên Nhật Bản và những người trò chuyện với nhau qua mạng bằng tiếng Nhật thường gắn thêm chữ số 3 sau tên của một người khác để biểu thị hậu tố san (ví dụ Asahina3 để chỉ đến Asahina-san), số ba 三 (さん, san) trong tiếng Nhật được phát âm là “san”.
Chan
Chan (ちゃん) là một hậu tố nhẹ, thể hiện người nói đang gọi một người mà mình quý mến. Thông thường, chan được sử dụng cho trẻ sơ sinh, nhi đồng, ông bà và thanh thiếu niên. Nó cũng có thể được sử dụng với động vật dễ thương, người yêu, bạn thân, bất kỳ bé gái nào, hoặc giữa những người bạn. Sử dụng chan với tên của một người được kính trọng được xem là sự hạ cố và thô lỗ.
Mặc dù theo truyền thống, kính ngữ không được áp dụng cho chính bản thân, một số cô gái trẻ tuổi thể hiện tính cách trẻ con để chỉ về mình ở ngôi thứ ba, sử dụng chan (thật sự rất trẻ con vì nó cho thấy người dùng từ không học được cách phân biệt giữa các tên được sử dụng cho bản thân và tên được sử dụng bởi những người khác).
Chẳng hạn, một cô gái trẻ tên Maruko có thể tự gọi mình là Maruko-chan hơn là sử dụng đại từ ngôi nhất. Ngoài ra, các tên nữ rất phổ biến với hậu tố -ko (~子) có thể được cắt giảm, như Maru-chan đối với ví dụ trên.
Bō
Bō (坊【ぼう】) là một kính ngữ nhẹ với biểu hiện thân mật. Giống như “chan”, nó được sử dụng cho em bé sơ sinh và trẻ nhỏ, nhưng độc quyền dành cho bé trai thay vì các bé gái.
Kun
Kun (君【くん】) Trong số các kính ngữ của Nhật, “Kun” có thể là từ đáng được trân trọng nhất, từ “Kun” thường được gọi khi một bạn nữ có tình cảm định thổ lộ, đôi bạn thân với nhau và là một kính ngữ thể hiện sự tôn trọng giữa 2 người với nhau, “Kun” cũng được thêm vào khi gọi tên người mình muốn …
Sama
Sama (様 【さま】) là một phiên bản của san với hình thức tôn trọng rất cao. Nó được sử dụng chủ yếu để chỉ đến những người có địa vị cao hơn nhiều so với chính mình, hoặc những vị khách, khách hàng, và đôi khi đối với những người mà bản thân rất ngưỡng mộ. Khi được sử dụng để chỉ chính mình, sama thể hiện sự kiêu ngạo ngã mạn một cách cực đoan (hoặc mỉa mai đến sự khiêm tốn bản thân).
Sama thường sử dụng sau tên của người nhận trên bưu thiếp, thư từ và email kinh doanh.
Sama cũng xuất hiện trong nhóm định từ như o-machidō sama (“cảm ơn bạn đã chờ”).
Senpai, kōhai và gakusei
Senpai (先輩 【せんぱい】) được sử dụng để chỉ đến những người đồng sự thâm niên của một người trong một trường học, võ đường, hoặc câu lạc bộ thể thao. Tại một ngôi trường, những anh chị học sinh (gakusei) học lớp cao hơn bản thân mình thì được xem là senpai (bậc đàn anh). Giáo viên không phải là senpai.
Học sinh cùng cấp hoặc thấp hơn cũng vậy, thay vào đó được gọi là kōhai hoặc gakusei. Trong một môi trường công việc, đồng nghiệp có kinh nghiệm hơn là senpai, nhưng ông chủ của họ không được xem là một senpai.
Đối với tiến sĩ, bác sĩ, senpai có thể được sử dụng độc lập bởi chính nó cũng như đi kèm với tên. Do các quy tắc âm vị học trong ngôn ngữ Nhật Bản, mặc dù đánh vần là senpai, âm n chuyển sang âm m, do đó được phát âm là senpai.
Kōhai (後輩 【こうはい】) mang tính chất đối lập với senpai, chỉ cấp dưới, không thường được sử dụng như một kính ngữ; kun được sử dụng cho chức năng này để thay thế.
Gakusei có nghĩa là học sinh và không thường được dùng làm kính ngữ.
Sensei và hakase
Sensei (先生 【せんせい】) (nghĩa đen là “người sinh ra trước”, “tiên sinh”) được sử dụng để gọi hoặc đề cập đến giáo viên, bác sĩ, chính trị gia, luật sư, và nhiều nhân vật có thẩm quyền khác.
Nó được sử dụng để biểu thị sự tôn trọng đối với những người đã thành tựu được một cấp độ nhất định trong chuyên môn của mình hoặc nghệ thuật, và cũng được áp dụng đối với nhà văn, nhà thơ, họa sĩ và các nghệ sĩ khác.
Trong võ thuật Nhật Bản, sensei thường dùng để chỉ người đứng đầu võ đường. Tương tự với senpai, sensei có thể được sử dụng không chỉ là một hậu tố, mà còn là danh hiệu độc lập.
Thuật ngữ này không thường được sử dụng khi gọi một người có chuyên môn học thuật rất cao, mà thay vào đó người ta dùng hakase (博士 【ハカセ】) (nghĩa “tiến sĩ” nhưng ý nghĩa thực chất gần hơn với “giáo sư”).
Sensei cũng có thể được sử dụng để nịnh bợ, và nó cũng có thể được sử dụng để chế giễu mỉa mai sự xu nịnh như vậy. Các phương tiện truyền thông Nhật Bản dùng nó để làm nổi bật sự cuồng vọng đối với những người tự cho phép mình được gắn thuật ngữ này.
Shi
Shi (氏 【し】 ) được sử dụng trong hình thức văn bản trang trọng, và đôi khi trong bài phát biểu chính thức, để đề cập đến một người không quen biết đối với người nói, thường là một người được biết đến thông qua các ấn phẩm mà người nói chưa bao giờ gặp mặt trực tiếp.
- Ví dụ, shi thường được thấy trong các bài viết tin tức. Nó được lựa chọn trong các văn bản pháp luật, tạp chí chuyên ngành, và một số phong cách khác bằng văn bản chính thức.
Một khi tên của một người đã được sử dụng với shi, người có thể được gọi độc lập bằng shi, không kèm theo tên, miễn là chỉ có một người được đề cập đến.
3 mức độ lịch sự trong kính ngữ tiếng Nhật
Các mức độ khi sử dụng kính ngữ tiếng Nhật bao gồm:
Mức độ 1
Giữa 2 người thân thiết với nhau, chúng ta sẽ dùng thể ngắn. Thể này áp dụng trong các mối quan hệ như sau:
- Sử dụng trong gia đình (ví dụ như cha mẹ với con cái, anh chị em trò chuyện với nhau)
- Người trên nói với người dưới (ví dụ như giám đốc – nhân viên, thầy cô giáo – học sinh, v.v…)
- Các mối quan hệ giữa đồng nghiệp cùng công ty hoặc bạn bè với nhau.
Mức độ 2
Dùng để thể hiện sự lịch sự vừa phải. Chúng ta sẽ dùng thể ~masu (丁寧語 – Teineigo) trong các mối quan hệ như sau:
- Người dưới nói chuyện với người trên (tuy nhiên chỉ trong trường hợp thân thiết)
- Sử dụng với người đã có chút quen biết, tuy nhiên quan hệ ở mức bình thường, không thân thiết, địa vị thường ngang nhau (ví dụ như đối với nhân viên tại quán ăn, người đưa thư, người thu ngân siêu thị v.v…).
VD: Kouhai – senpai, học sinh với giáo viên…
Mức độ 3
Khi cần thể hiện sự trang trọng, tôn kính nhất. Mức độ này được thể hiện trong các quan hệ như sau:
- Khi bạn là học sinh và sử dụng với giáo viên, hiệu trưởng
- Khi bạn dùng để nói với nhà phỏng vấn khi đi xin việc
- Nhân viên sử dụng với khách hàng, với sếp hoặc đối tác kinh doanh
- Khi muốn tỏ thái độ tôn kính với người nghe (ví dụ như với người lớn tuổi hơn, người già,..)
- Và trong những trường hợp cần sự trang trọng khác,…
Tổng hợp về kính ngữ trong tiếng Nhật từ A đến Z
Tổng hợp kính ngữ và khiêm nhường ngữ trong giao tiếp tiếng Nhật như:
Tôn kính ngữ – 謙譲語
Cách chia động từ về tôn kính ngữ dạng đặc biệt.Trong các dạng kính ngữ tiếng Nhật, tôn kính ngữ được dùng khi nói về hành động hay trạng thái của người trên mình. Ví dụ khi nói về hành động hay trạng thái của thầy cô giáo hoặc cấp trên thì phải dùng tôn kính ngữ.
Cách chia động từ về tôn kính ngữ có quy tắc.
Cách 1: お + động từ thể ます(bỏ ます) + になります.
Lưu ý: Mẫu câu 1 này không dùng với động từ nhóm 3 và những động từ nhóm 2 chỉ có 1 âm tiết phía trước đuôi 「る」 như 「いる」、「出る(でる)」、「着る(きる)」
Cách 2: Chia động từ về thể bị động~れます/~られます.Với phương pháp này, bạn có thể dùng với tất cả động từ không có dạng chia đặc biệt.
- Nhóm 1: ききます→ きかれます はなします→ はなされます よみます→ よまれます.
- Nhóm 2: でます→ でられます おきます→ おきられます きます→ きられます.
- Nhóm 3: します → されます きます → こられます.
Ví dụ:
社長は アメリカへ 出張 (しゅっちょう)されました。Giám đốc đã đi công tác ở Mỹ rồi
山田先生は さっき でかけられました。Thầy Yamada vừa ra ngoài.
Cách 3: Yêu cầu, đề nghị lịch sự.Với những động từ có dạng kính ngữ đặc biệt thì khi chuyển mẫu câu yêu cầu, đề nghị lịch sự, chúng ta chia thể て + ください cho các động từ kính ngữ đó.
Ví dụ:
おっしゃってください。Xin mời anh/chị nói
召し上がってください。Xin mời anh/chị dùng (đồ ăn).
Những động từ còn lại:
Động từ nhóm 1 & 2: お + động từ thể ます (bỏ ます) + ください.
Động từ nhóm 3 dạng “kanji + します”: ご + kanji + ください.
Ví dụ:
お名前を ご確認 ください。Xin vui lòng kiểm tra lại tên. (確認する: かくにんする: kiểm tra, xác nhận)
ここに お名前を お書き ください。Xin vui lòng viết tên vào đây.
Cách 4: Tôn kính ngữ của danh từ, tính từ hay phó từ.
Chúng ta sẽ thêm tiền tố「お」hoặc 「ご」vào trước danh từ, tính từ hoặc phó từ để biểu thị sự tôn kính.
- Với những từ thuần Nhật, sẽ thêm tiền tố「お」trước từ đó.Ví dụ: お国、お名前、お元気、お忙しい,…
- Với những từ có nguồn gốc từ tiếng Hán sẽ được thêm tiền tố 「ご」.Ví dụ: ご家族、ご意見、ご心配,…
Khiêm nhường ngữ – 謙譲語
Trong khiêm nhường ngữ, chủ ngữ (chủ thể hành động) là bản thân người nói. Sử dụng khiêm nhường ngữ trong trường hợp này để bày tỏ sự kính trọng đối với người đối diện.
Cách chia động từ về khiêm nhường ngữ dạng đặc biệt.
Cách chia động từ về khiêm nhường ngữ có quy tắc.
Ví dụ:
この機械(きかい)の使い方を ご説明いたします。Tôi xin giải thích về cách sử dụng của cái máy này.
来週のスケジュールを お送りします。Tôi xin gửi lịch trình của tuần tới.
Lưu ý khi sử dụng kính ngữ trong tiếng Nhật
Trong tiếng Nhật có sự phân biệt giữa khái niệm “người nhà” (うち) và “người ngoài” (そと).
Người Nhật luôn có xu hướng sử dụng kính ngữ đối với người được coi là “người ngoài”. Họ luôn hạ mình, khiêm nhường khi nói về mình và về “người nhà”. Lưu ý, ngoài các thành viên trong gia đình được coi là “người nhà” thì đồng nghiệp, những người làm cùng công ty hay tổ chức mà mình thuộc về cũng được coi là “người nhà”.
Trên đây là một số thông tin về kính ngữ tiếng Nhật mà Du học Aloha muốn chia sẻ với các bạn. Hy vọng nội dung trên sẽ giúp các bạn hiểu thêm về các khiêm nhường ngữ tiếng Nhật sử dụng phổ biến.
Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm về các thông tin khác thì hãy đón đọc những bài viết mới của chúng tôi nhé!
Có thể bạn quan tâm: