• 0973.344.828 -
  • aloha.edu.vn@gmail.com

Ký hiệu Yên Nhật | Tại sao tiền Nhân Dân Tệ và Yên giống nhau?

Ký hiệu Yên Nhật như thế nào? Tại sao ký hiệu Nhân Dân Tệ Trung Quốc và Yên Nhật lại giống nhau? Lịch sử hình thành đồng Yên như thế nào? Hiện nay đồng tiền Yên có những mệnh giá nào?

Sau đây hãy cùng Du học Aloha tìm hiểu nội dung dưới đây để có câu trả lời nhé!

Ký hiệu Yên Nhật

Yên Nhật là gì?

Yên là tiền tệ chính thức của Nhật Bản. Đây là loại tiền được giao dịch nhiều thứ ba trên thị trường ngoại hối sau đồng đô la Mỹ và đồng euro. Nó cũng được sử dụng rộng rãi như một loại tiền tệ dự trữ sau đồng đô la Mỹ, đồng euro và bảng Anh.

Yên có tiếng Nhật là 円 (En); tiếng Anh là Yen). Tên En có nghĩa là tròn, trái ngược với hình dạng thuôn dài của tiền đúc trước đó, yên là đơn vị quá nhỏ nên ngày nay chur yếu được đề cập trong thị trường tài chính.

Đồng Yên mang những giá trị riêng và có thể quy đổi theo từng mệnh giá. Giá trị quy đổi của đồng tiền này được nhiều quốc gia công nhận.

Với những du học sinh, thực tập sinh Nhật Bản hay lao động xuất khẩu sang Nhật làm việc thì đồng yên khá quen thuộc. Đồng yên được sử dụng để trao đổi, mua bán những vật phẩm tại Nhật.

Giá trị của đồng tiền này có nhiều mức khác nhau, mỗi mức có giá trị riêng và được sử dụng theo từng mục đích khác nhau.

Ký hiệu Yên Nhật

Ký hiệu Yên Nhật là ¥

JPY cũng được viết tắt là JP¥

Ký hiệu Yên Nhật

Ký hiệu Nhân Dân Tệ và Yên Nhật

Nhiều bạn có thể nhận ra là Ký hiệu Yên Nhật và Nhân dân tệ khá giống nhau.

Nếu bạn để ý thì Ký hiệu yên Nhật và Nhân Dân tệ đều sử dụng ký hiệu chung là ¥. Nếu như Yên Nhật được viết là 円 (En), thì đồng tiền trung quốc được đọc là 人民币, bính âm: rénmínbì. Vì sao có sự trùng hợp nhau như vậy, thì lý do được giải thích là Tiếng Nhật có sử dụng bộ chữ Kanji có xuất phát từ Trung Quốc. Vì thế chữ Yên trong Tiếng Nhật và chữ Tệ trong tiếng Trung Quốc sẽ giống hệt nhau.

Ký hiệu Nhân Dân Tệ và Yên Nhật
Ký hiệu Nhân Dân Tệ và Yên Nhật

Lịch sử phát triển Yên Nhật

Thời minh trị năm 1871, chính phủ Nhật thành lập Sở đúc tiền Nhật Bản, cùng theo đó đồng yên chính thức là đơn vị tiền tệ của Nhật Bản với mệnh giá tiêu chuẩn một Yên bằng 1,5g vàng gồm 3 loại tiền xu là vàng, bạc và đồng.

  • Năm 1897, luật về tiền đồng chính thức có hiệu lực, trong đó, quy định 1 Yên bằng 0,75g vàng.
  • Năm 1932, bản vị vàng bị ngưng giá và chuyển sang một hệ thống tiền tệ mới quản lý thắt chặt hơn.
  • Năm 1938, “Bộ luật tiền tệ đương thời” chính thức có hiệu lực. Theo bộ luật này, đồng xu mệnh giá phụ chính thức được phát hành
  • Năm 1955, loại tiền nhôm mệnh giá 1 yên (như hiện nay) được đưa vào sử dụng cùng với đồng nickel 50 yên không lỗ.
  • Năm 1957, đồng bạc 100 yên được chính thức đưa vào sử dụng.
  • Thời kỳ tiền Chiến tranh Thế giới thứ 2 (1939 – 1945), hệ thống tiền tệ Bretton Woods ra đời, gắn mệnh giá của đồng Yên với đồng Đôla Mỹ.
  • Năm 1964, đồng xu dành cho Thế vận hội Olympic được in nhằm phục vụ cho sự kiện thể thao đặc biệt của Nhật Bản.

Hiện tại, đồng Yên có cả tiền giấy và kim loại

  • Các loại tiền kim loại gồm đồng 1 yên, 5 yên, 10 yên, 50 yên, 100 yên và 500 yên.
  • Các loại tiền giấy gồm tờ 1.000 yên, 2.000 yên, 5.000 yên và 10.000 yên.

Ký hiệu Yên Nhật

Tên gọi Yên Nhật bắt nguồn từ đâu?

Xuất phát Yên từ chữ 圓 (viên) nghĩa đen là “tròn” (như trong từ “viên đá”, “viên bi”), vốn mượn cách đọc ngữ âm từ đồng nhân dân tệ của Trung Quốc, tương tự như đồng won của Bắc Triều Tiên và đồng won của Hàn Quốc.

Ban đầu, người Trung Quốc đã buôn bạc với số lượng lớn gọi là “tệ” (trong từ “Tiền tệ”) và khi đồng xu bạc của Tây Ban Nha và Mexico đến nước này, người Trung Quốc gọi chúng là “vòng bạc” (銀圓) vì hình dạng tròn của chúng.

Tiền xu và tên này sau đó cũng xuất hiện ở Nhật Bản. Cả hai ký tự đều có cách phát âm giống nhau trong tiếng Quan thoại, nhưng không phải trong tiếng Nhật. Năm 1695, một số đồng xu Nhật Bản được phát hành có bề mặt có ký tự nguyên (元), nhưng đây là cách viết tắt của niên hiệu Nguyên Lộc (元禄).

Nhật Bản tiếp tục sử dụng cùng một từ cũ, mà được viết dạng shinjitai dạng 円 khi cải cách chữ viết vào cuối Thế chiến II.

Chính tả và phát âm “yen” là tiêu chuẩn trong tiếng Anh vì khi Nhật Bản lần đầu tiên gặp phải người châu Âu vào khoảng thế kỷ 16, Nhật Bản /e/ え) và /we/ (ゑ) cả hai đều được phát âm là [je] và các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha đã đánh vần là “ye”.

Vào giữa thế kỷ 18, /e/ và /we/ được phát âm là [e] như trong tiếng Nhật hiện đại, mặc dù một số vùng vẫn giữ cách phát âm [je]. Walter Henry Medhurst, người không đến Nhật Bản hay gặp bất kỳ người Nhật nào, đã tham khảo chủ yếu từ điển Nhật-Hà Lan, đánh vần một số từ “e” là “ye” trong An English and Japanese, and Japanese and English Vocabulary của ông(1830).

Vào đầu thời đại Meiji, James Curtis Hepburn, người theo sau Medhurst, đã đánh vần tất cả các chữ “e” là “ye” trong từ điển tiếng Nhật và tiếng Anh (1867); trong tiếng Nhật, e và i phát âm hơi giống tiếng Nga

Đó là từ điển Nhật-Anh / Anh-Nhật quy mô đầy đủ đầu tiên, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến người phương Tây ở Nhật Bản và có lẽ đã gợi ra cách đánh vần “yen”. Hepburn đã sửa đổi hầu hết các “ye” thành “e” trong phiên bản thứ 3 (1886) để phản ánh cách phát âm đương đại, ngoại trừ “yen”. Điều này có lẽ đã được cố định và vẫn duy trì như vậy kể từ đó.

Đồng yên Nhật gồm những loại mệnh giá nào?

Hiện tại, đồng Yên có cả tiền giấy và kim loại:

  • Tiền kim loại gồm đồng 1 yên, 5 yên, 10 yên, 50 yên, 100 yên và 500 yên.
  • Tiền giấy gồm tờ 1.000 yên, 2.000 yên, 5.000 yên và 10.000 yên.

Mỗi quốc gia đều quy chuẩn một loại tiền tệ riêng. Tiền tệ không chỉ phản ánh giá trị thương mại mà còn thể hiện những giá trị lịch sử, văn hóa của quốc gia đó.

Ý nghĩa các đồng Yên Nhật như sau:

Đồng 1 yên

Đồng 1 yên là đồng tiền có giá trị nhỏ nhất, cũng là đồng tiền nhẹ đến mức có thể nổi trên mặt nước, một phần là do chúng được làm bằng nhôm. Tương đương với 200 VNĐ.

Đồng 5 yên

Đồng 5 yên là đồng tiền duy nhất chỉ có chữ mà không có số, được làm từ chất liệu đồng thau. Đây cũng được xem là đồng may mắn vì “5 yên” trong tiếng Nhật đọc là “go-en” (五 円), phát âm gần giống với chữ hán tự có nghĩa “kết duyên”. Thêm đó, lỗ tròn ở giữa còn mang ý nghĩa “một cái nhìn thông suốt về tương lai”.

Mặt trước của tiền có hình ảnh bông lúa và nước, xung quanh lỗ tròn được thiết kế để trông giống một cái bánh răng. Vì thế, đồng 5 yên cũng là biểu tượng cho nông nghiệp, ngư nghiệp và công nghiệp.

Đồng 10 yên

Đồng 10 yên có mặt sau được chạm khắc hình ảnh ngôi chùa Byoudouin . Đây là một ngôi chùa phật giáo cổ xưa, tọa lạc ở Kyoto, Nhật Bản. Được làm từ Đông xanh – Đồng đỏ.

Đồng 50 yên

Đồng 50 yên là một trong hai đồng tiền duy nhất ở Nhật có lỗ tròn ở giữa. Mặt sau của tiền có khảm hình hoa cúc, được xem là quốc hoa của Nhật Bản vì nó biểu trưng cho hoàng tộc và đồng thời cũng xuất hiện trên Quốc huy của “đất nước mặt trời mọc”.

Đồng 100 yên

Đây là đồng tiền có niên đại lưu hành lâu nhất trong các loại tiền xu. Đồng 100 yên được làm bằng đồng trắng không gỉ.Mặt sau của tiền được chạm khắc hoa anh đào, được ví như “quốc hồn’ của Nhật Bản và thường được tầng lớp samurai đặc biệt yêu thích.

Đồng 500 yên

Đồng 500 yên được làm từ Niken, là một trong những đồng xu có giá trị nhất thế giới khi mệnh giá lên đến gần 100.000 VND.

Tờ 1000 yên

Hiện nay, tờ 1000 yên được sử dụng phổ biến nhất. Mặt trước của tờ tiền in hình Noguchi Hideyo – một nhà khoa học người Nhật đã phát minh ra một loại vắc-xin quan trọng giúp phòng ngừa một loại vi-rút nhiệt đới. Mặt sau của tờ tiền in hình núi Phú Sĩ, biểu tượng cho đất nước “hoa anh đào”.

Tờ 2000 yên

Tờ tiền này được in hình Shureimon – cổng của lâu dài Shuri – nơi từng là một địa điểm quan trọng của vương quốc Ryukyu trên đảo Okinawa. Lâu đài này hiện nay đã được trùng tu sau khi bị phá hủy gần như toàn bộ trong chiến tranh thế giới thứ 2.

Tờ 5000 yên

Nhân vật in dấu trên tờ 5000 yên được xem là đặc biệt nhất vì bà không phải là một chính trị gia hay con người quyền lực nào. Bà là Higuchi Ichiyo – một nhà văn nghèo khó được sinh ra trong một gia đình trung lưu nhỏ, phải bỏ học giữa chừng khi còn đang học tiểu học.

Bà được in trên tờ 5000 yên vì những đóng góp của mình với nền văn học Nhật. Bà cũng là người tạo cảm hứng cho hàng triệu phụ nữ Nhật Bản khác.

Tờ 10.000 yên

10.000 yên là tờ tiền có mệnh giá cao nhất, tương đương khoảng 2.000.000 VND. Tờ tiền nay in hình của Fukuzawa Yukichi – một nhà triết học Nhật Bản nổi tiếng. Mặt sau là bức vẽ bên trong chùa Byoudouin.

Ông xuất thân là một võ sĩ đạo, là một trong 6 nhà giáo dục có ảnh hưởng rất lớn đến nền giáo dục đất nước vào thời đại Minh Trị.

Ký hiệu Yên Nhật

1 Yên Nhật bằng bao nhiêu tiền Việt Nam

Nhìn chung tỷ giá hối đoái giữa các loại tiền tệ sẽ có sự chênh lệch hàng ngày. Vì vây để xác định được 1 Yên bằng bao nhiêu tiền Việt ta phải căn cứ vào tỷ giá hiện tại giữa đồng tiền Yên và đồng tiền Việt

  • Tỉ giá hối đoái sẽ biến động hàng ngày, bạn có thể tham khảo chi tiết tỷ giá TẠI ĐÂY

Tỷ giá yên Nhật ngày 20/11/2023, tỷ giá tiền yên so với việt nam đồng là 1 yên 207 VNĐ

Trên đây là một số thông tin về Ký hiệu yên Nhật Du học Aloha muốn chia sẻ với các bạn. Hy vọng nội dung trên sẽ giúp các bạn hiểu thêm về ký hiệu nhân dân tệ và yên Nhật tại sao giống nhau

Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm về các thông tin khác thì hãy đón đọc những bài viết mới của chúng tôi nhé!

Có thể bạn quan tâm:

© Copyright 2023 Aloha