Sumo Nhật Bản | Võ sĩ Sumo là gì? Nguồn gốc và lịch sử ra sao?
Sumo Nhật Bản là gì? Để trở thành võ sĩ Sumo Nhật Bản cần yêu cầu thế nào? Các cấp bậc/hạng Sumo trong văn Hóa Nhật ra sao? Từ lâu khi nhắc đến những nét đặc trưng của nước Nhật, không thể không nhắc đến Sumo.
Đây là môn võ truyền thống của người Nhật. Sumo không đơn thuần là một môn thể thao, mà cao hơn, đó là tín ngưỡng, là tinh hoa văn hóa của “đất nước mặt trời mọc”.
Vậy Sumo Nhật Bản có gì đặc biệt, tại sao truyền thống này vẫn được gìn giữ đến nay? Cùng Du học Aloha khám phá qua nội dung sau nhé!
Sumo là gì?
Sumo là một hình thức đấu vật tiếp xúc lẫn nhau mang tính cạnh tranh có nguồn gốc từ Nhật Bản, võ Sumo khi thi đấu sẽ có một rikishi (đô vật) cố gắng đẩy đối thủ của mình ra khỏi vòng tròn thi đấu (dohyō) hoặc ép đối thủ chạm mặt đất bằng bất kỳ bộ phận cơ thể nào ngoài lòng bàn chân (thường bằng cách ném, đẩy hoặc ép đối thủ xuống đất).
Môn thể thao này có nguồn gốc từ Nhật Bản, quốc gia duy nhất tại đó sumo được luyện tập một cách chuyên nghiệp. Nó được coi là một gendai budō, mà đề cập đến võ thuật hiện đại của Nhật Bản, nhưng môn thể thao này có một lịch sử kéo dài nhiều thế kỷ.
Nhiều truyền thống cổ xưa đã được sumo bảo tồn, và thậm chí ngày nay môn thể thao này bao gồm nhiều yếu tố nghi lễ, chẳng hạn như sử dụng việc dùng muối tẩy uế bắt nguồn từ Thần đạo.
Võ Sumo có nguồn gốc và lịch sử thế nào?
Ngoài việc sử dụng như một thử nghiệm sức mạnh trong chiến đấu, sumo còn được kết hợp với nghi thức Thần đạo. Một số đền thờ thực hiện các hình thức múa nghi lễ, nơi một người được cho là vật lộn với một kami, một vị thần linh của Thần đạo.
Đó là một nghi thức quan trọng tại triều đình, nơi đại diện của mỗi tỉnh được lệnh tham dự cuộc thi trước triều đình và chiến đấu. Các thí sinh được yêu cầu tự trả tiền cho chuyến đi của họ. Cuộc thi được gọi là sumai no sechie, hay “hội sumai”.
Trong phần còn lại của lịch sử Nhật Bản được ghi nhận, sự phổ biến của sumo đã thay đổi theo ý thích của những người cai trị và nhu cầu sử dụng nó như một công cụ đào tạo võ thuật trong các giai đoạn xung đột dân sự.
Hình thức chiến đấu vật thay đổi dần dần thành một trong đó mục đích chính trong chiến thắng là ném đối thủ. Khái niệm đẩy đối thủ ra khỏi một khu vực xác định xuất hiện một thời gian sau đó.
Một vòng tròn thi đấu, được định nghĩa không chỉ đơn giản là khu vực dành cho các đô vật, cũng được cho là đã ra đời vào thế kỷ 16 do kết quả của một giải đấu được lãnh chúa lớn lúc đó ở Nhật Bản, Oda Nobunaga tổ chức.
Tại thời điểm này, các đô vật sẽ mặc những chiếc khố lỏng lẻo hơn là những chiếc đai đấu vật mawashi cứng hơn nhiều ngày nay. Trong thời Edo, các đô vật sẽ mặc một chiếc tạp dề trang trí tua rua được gọi là keshō-mawashi trong trận đấu, trong khi ngày nay những thứ này chỉ được mặc trong các nghi lễ trước trận đấu. Hầu hết phần còn lại của các hình thức hiện tại trong môn sumo được phát triển vào đầu thời Edo.
Sumo chuyên nghiệp có nguồn gốc từ thời Edo ở Nhật Bản như một hình thức giải trí thể thao. Các đô vật ban đầu có lẽ là các samurai, thường là rōnin, người cần tìm một hình thức thu nhập thay thế.
- Các giải đấu sumo chuyên nghiệp hiện tại đã bắt đầu trong Đền Tomioka Hachiman vào năm 1684, và sau đó được tổ chức tại Ekō-in vào thời Edo. Tây Nhật Bản cũng có các địa điểm và giải đấu sumo của riêng mình trong giai đoạn này, với trung tâm nổi bật nhất là ở Osaka.
- Osaka sumo tiếp tục đến cuối thời kỳ Taishō vào năm 1926, khi nó sáp nhập với Tokyo sumo để thành lập một tổ chức chung. Trong một thời gian ngắn sau đó, bốn giải đấu đã được tổ chức một năm, hai giải đấu ở các địa điểm ở phía tây Nhật Bản như Nagoya, Osaka và Fukuoka, và hai giải đấu tại Ryōgoku Kokugikan ở Tokyo.
- Từ năm 1933 trở đi, các giải đấu được tổ chức gần như độc quyền tại Ryōgoku Kokugikan, cho đến khi lực lượng chiếm đóng của Mỹ chiếm đoạt nó và các giải đấu chuyển đến Đền Meiji cho đến những năm 1950. Sau đó, một vị trí thay thế, Kuramae Kokugikan gần Ryōgoku, được xây dựng cho sumo.
- Cũng trong giai đoạn này, Hiệp hội Sumo bắt đầu mở rộng đến các địa điểm ở phía tây Nhật Bản một lần nữa, đạt tổng cộng sáu giải đấu một năm vào năm 1958, với một nửa trong số đó là Kuramae.
- Năm 1984, Ryōgoku Kokugikan được xây dựng lại và các giải đấu sumo ở Tokyo đã được tổ chức ở đó kể từ đó.
Những cấp bậc trong Sumo Nhật Bản
Cũng giống như những môn võ khác trên thế giới, Sumo cũng phân chia thành nhiều cấp bậc riêng.
Sumo Nhật Bản và các cấp bậc trong sự nghiệp của một Sumotori như sau:
Jonokuchi
Jonokuchi là cấp bậc thấp nhất mà bất kỳ ai muốn trở thành Sumo đều phải trải qua. Có thể nói đây là cấp bậc nhập môn dành cho những võ sĩ tập sự môn võ Sumo. Không quá khó để những Sumo ở cấp bậc Jonokuchi có thể tăng hạn cao hơn.
Và nếu phong độ sa sút hay gặp chấn thương không mong muốn, các Sumo cũng không bị tụt hạng về cấp bậc này.
Jonidan
Cấp bậc tiếp theo sau Jonokuchi là Jonidan. Ở cấp bậc này, các võ sĩ Sumo Nhật Bản đã có cho mình một vài kinh nghiệm nhất định.
Tuy nhiên, các Sumo Jonidan sẽ không được dùng áo khoác Kimono bất kể thời tiết nóng hay lạnh.
Sandanme
Ngay sau Jonidan là cấp bậc Sandanme. Các Sumo ở cấp bậc này có kinh nghiệm phong phú hơn, được thi đấu và bắt đầu nhận các khoản trợ cấp nhất định.
Makushita
Makushita là cấp bậc cuối cùng của khóa huấn luyện để các võ sĩ có thể trở thành một Sumo thực thụ. Ở cấp bậc này, những ai thắng được 7 trận đấu sẽ có thể được tăng hạn vô điều kiện lên cấp Juryo và chính thức trở thành một Sumo.
Juryo
Các võ sĩ ở cấp bậc Juryo được phép tham gia thi đấu chuyên nghiệp trong 15 trận và chỉ được phép đấu riêng với những người cùng cấp bậc. Người thắng cuộc với thứ hạng cao sẽ được thăng hạng lên cấp bậc mới.
Maegashira
Maegashira còn gọi là Makuuchi, được xem là cấp bậc có số lượng đông đảo nhất trong giới Sumo Nhật Bản. Các lực sĩ ở cấp này sẽ được thi đấu các giải chuyên nghiệp.
Trường hợp, một võ sĩ trong nhóm Maegashira bị chấn thương phải từ bỏ giải đấu, võ sĩ Juryo có thành tích tốt nhất sẽ được phép lên đấu cùng nhóm này. Ngoài ra, các Sumo sau khi được tăng thứ hạng nhưng phong độ lại sa sút thì có thể sẽ trở về cấp bậc Maegashira.
Komusubi
Komusubi là cấp bậc được phong cho võ sĩ Maegashira nào có 10 đến 11 trận thắng hoặc dành được chiến thắng trước một người có cấp bậc cao hơn mình.
Sekiwake
Tiếp đến là cấp bậc Sekiwake – dành cho võ sĩ cấp Komusubi có số trận thắng nhiều hơn số trận thua trong nhiều mùa giải liên tiếp. Hoặc võ sĩ chỉ cần có một mùa giải với rất nhiều trận thắng (thường là 10 trận trở lên).
Ngược lại, võ sĩ cấp Sekiwake nếu có một mùa giải không thành công, đồng nghĩa số trận thua nhiều thì sẽ phải trở về cấp bậc trước đó là Komusubi.
Ozeki
Trong giới Sumo Nhật Bản, nếu võ sĩ giành được chiến thắng 33 trận hoặc đoạt chức vô địch trong 3 mùa đấu Sumo liên tiếp sẽ được phong cho cấp bậc Ozeki (đại quan). Tương tự, nếu phong độ thi đấu sa sút hoặc chấn thương làm ảnh hưởng đến giải đấu, các võ sĩ sẽ bị hạ cấp bậc về Sekiwake.
Yokozuna
Yokozuna là cấp bậc cao quý nhất trong giới Sumo. Để đạt đến đẳng cấp này, các võ sĩ phải có thành tích thi đấu nổi bật và giữ phong độ ổn định qua các mùa giải. Hiện nay chỉ có 67 người được phong cấp bậc Yokozuna và trong số đó cũng chỉ còn một vài người còn sống.
Điều kiện tham gia thi đấu Sumo Nhật Bản
Để có thể trở thành một võ sĩ Sumo thực thụ và tham gia thi đấu chính thức, người tham gia cần đáp ứng các điều kiện liên quan sau:
- Về ngoại hình: Chiều cao tối thiểu 1,67m, cân nặng tối thiểu 67kg.
- Về độ tuổi: Thanh thiếu niên từ 15 – 23 độ.
- Trình độ học vấn: Học trung học cơ sở trở lên, xuất phát từ gia đình nề nếp và gia giáo, được sự tiến cử từ những người trong giới.
- Về sức khỏe: Phải đạt được yêu cầu về thị lực, sức lực và tốc độ. Ngoài ra thể trạng phải cân đối.
- Bữa ăn: Mỗi ngày phải nạp tối thiểu 8000 calo, tương đương 10 bát cơm và 8 cân thịt. Các đấu sĩ mới nhập môn sẽ được ăn 2 bữa mỗi ngày.
Một vài thông tin thú vị về môn võ Sumo Nhật Bản
Sau đây là một vài điều thú vị về môn võ Sumo Nhật Bản:
Văn hóa sumo Nhật Bản
Trong đời sống văn hóa của người Nhật, Sumo được coi như môn võ cổ truyền, có lịch sử lên đến 1500 năm. Trải qua nhiều thăng trầm và biến cố, Sumo vẫn được lưu truyền, bảo tồn, và trở thành một trong những đặc trưng của quốc gia này.
Không chỉ là một môn võ thuật, Sumo còn mang trong mình tính biểu diễn và nghi thức tôn giáo.Các động tác chào hỏi, dậm chân hay ném muối đều ít nhiều có liên quan đến thần đạo – một trong hai tôn giáo phổ biến nhất xứ Phù Tang. Chính vì thế, sumo Nhật cũng có văn hóa riêng và các quy chuẩn đạo đức cho các võ sĩ buộc phải tuân thủ.
Những võ sĩ sumo có thu nhập rất cao
Sumo được chia ra nhiều cấp bậc, và mỗi cấp bậc sẽ có mức lương tương ứng. Vậy lương của các võ sĩ Sumo như thế nào?
Thực tế, lương của các võ sĩ Sumo rất cao. Cụ thể, Sumo được phân chia thành 6 hạng, và mỗi hạng đều quy định số lượng võ sĩ tối đa. Khi một võ sĩ lên hạng thì chắc chắn sẽ có một võ sĩ khác phải xuống hạng để nhường lại vị trí đó.
Các võ sĩ có hạng thấp nhất có mức lương khoảng 9.500 USD/tháng (218 triệu VNĐ), các võ sĩ có hạng cao hơn sẽ có mức lương tăng dần và hạng cao nhất có mức lương vào khoảng 26.500 USD/tháng (609 triệu VNĐ).
Luật lệ trong giới sumo Nhật
Trong giới Sumo có rất nhiều luật lệ khắt khe, yêu cầu các võ sĩ phải tuân thủ. Trường hợp không tuân thủ có thể bị phạt tiền hay cấm thi đấu.
Một số luật lệ có thể kể đến như:
- Các võ sĩ cùng trại huấn luyện không được thi đấu cùng nhau
- Anh em họ hàng không được thi đấu với nhau.
- Các võ sĩ sumo phải để tóc dài để búi lên.
- Các võ sĩ sumo không được lái xe.
- Chiều cao tối thiểu của sumo là 1m73
- Trang phục của các võ sĩ được quy định bởi cấp bậc
Chế độ ăn của các võ sĩ sumo Nhật
Rất nhiều người băn khoăn về chế độ ăn của các võ sĩ Sumo. Để có được thân hình “khổng lồ” như vậy, các võ sĩ phải tuân thủ theo chế độ luyện tập và ăn uống riêng.
Buổi sáng các võ sĩ sumo sẽ nhịn và chỉ ăn bữa trưa và bữa tối. Mỗi bữa các võ sĩ sumo đều ăn các thức ăn giàu dinh dưỡng và nạp vào cơ thể khoảng 8000 calo cho mỗi bữa ăn gấp gần 4 lần so với một người bình thường. Sau khi ăn trưa, các võ sĩ sẽ đi ngủ để giúp tăng lượng mỡ trong cơ thể.
Chế độ luyện tập của Sumo như thế nào?
Đi liền với chế độ ăn uống, các võ sĩ cũng phải thực hiện chế độ luyện tập rất hà khắc. Họ có thể phải dậy từ lúc 5h sáng và chỉ khoác trên mình một chiếc áo mỏng, kể cả mùa đông lạnh giá. Bên cạnh đó, những Sumo tập sự sẽ phải phục vụ các Sumo có cấp bậc cao hơn.
Trọng lượng của các võ sĩ Sumo
Để trở thành vận động viên chuyên nghiệp, các Sumo Nhật Bản phải tăng cường sức khỏe cũng như cân nặng của mình để đạt được hình thể mập mạp và khỏe khoắn.
Do không có quy định cụ thể về hạng cân trong môn Sumo chuyên nghiệp nên trọng lượng của các võ sĩ hàng đầu khác nhau rất nhiều. Có nhiều trường hợp, võ sĩ phải đối đầu với đối thủ nặng gấp đôi trọng lượng của mình.
Võ sĩ Sumo phải mặc trang phục truyền thống
Cuộc sống của Sumo bị chi phối bởi rất nhiều các quy tắc nghiêm ngặt. Thậm chí, họ không được phép chọn lựa quần áo theo ý muốn của mình. Mái tóc của họ được nuôi dài, búi lên giống như kiểu tóc của các Samurai thời Edo.
Vào mọi lúc mọi nơi, các võ sĩ sẽ luôn để kiểu tóc búi này và mặc trang phục truyền thống. Vì thế, bạn có thể dễ dàng nhận ra võ sĩ Sumo tại những địa điểm công cộng.
Môn võ Sumo có 6 đẳng cấp khác nhau: Makuuchi, Juryo, Makushita, Sandanme, Jonidan và Jonokuchi. Theo quy định của Hiệp hội Sumo, mỗi võ sĩ sẽ mặc trang phục truyền thống và có kiểu búi tóc tùy theo đẳng cấp của mình. Từ đẳng cấp Jonidan trở xuống, các Sumo mặc trang phục Yukata, đi dép Geta. Với đẳng cấp cao hơn (Makushita và Sandanme) họ có thể mặc thêm chiếc áo khoác ngắn bên ngoài áo Yukata, mang dép Zori. Những võ sĩ đạt đẳng cấp từ Juryo trở lên thì mặc áo choàng bằng lụa và búi tóc theo kiểu trau chuốt hơn, có tên là Oicho.
Sumo nữ
Tại những giải đấu Sumo chuyên nghiệp, nữ giới bị cấm lại gần khu vực thi đấu. Tuy nhiên, Sumo nữ vẫn tồn tại và chỉ được xếp vào loại nghiệp dư. Trong quá trình thi đấu, Sumo nữ vẫn phải tuân thủ theo nguyên tắc của thầm đạo, nhưng được điều chỉnh phù hợp như không được tấn công vào vùng ngực hay không được dùng đầu tấn công.
Cuộc thi Sumo nữ được tổ chức đầu tiên tại tỉnh Aomori và hiện ngày càng có nhiều nữ giới đăng ký tham gia môn đấu vật này.
Cuộc sống đời thường của võ sĩ Sumo
Võ sĩ Sumo có cuộc sống như thế nào? là vấn đề nhiều người thắc mắc. Những võ sĩ chuyên nghiệp buộc phải vào các trại huấn luyện tập trung và phải tuân thủ đúng các quy tắc khắt khe về cách ăn mặc, chế độ luyện tập cũng như ăn uống. Thậm chí, khi xuất hiện ở các nơi công cộng, các võ sĩ phải mặc các trang phục truyền thống để người khác nhận ra họ như một võ sĩ sumo, trang phục này được quy định tùy theo cấp bậc.
Ngoài cuộc sống bên trong trại huấn luyện, các võ sĩ sumo vẫn có cuộc sống như một người bình thường và có vợ con.
Tự kiểm soát hành vi và thái độ
Ngoài những quy định nghiêm ngặt về chế độ luyện tập, võ sĩ Sumo còn phải tự kiểm soát thái độ cũng như hành vi của mình. Trong lúc họ luyện tập, bạn sẽ không nghe thấy tiếng trách mắng khi một ai đó luyện tập sai cách, bởi tất cả diễn ra rất nhẹ nhàng. Họ chỉ sử dụng động tác để ra hiệu.
Thậm chí, trong trận đấu, họ cũng phải kiềm chế cảm xúc của bản thân, không tỏ ra vui vẻ khi chiến thắng hay ngược lại, thất vọng, buồn bã khi thua cuộc.
Sumo không được phép lái ô tô
Đây là luật lệ nghiêm khắc trong giới Sumo. Lý do ra đời của đạo luật này không phải do kích cỡ thân hình “quá khổ” của họ mà chính là một lỗi lầm trong quá khứ của một Sumo gây nên.
Người này đã gây tai nạn nghiêm trọng, khi được kiểm tra thì được biết Sumo này không có giấy phép lái xe và giấy tờ liên quan. Tin tức này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến những người trong giới Sumo nên Hiệp hội quyết định ban hành lệnh cấm lái xe ô tô cho các Sumo.
Tuyệt đối tuân thủ lời thề
Cùng với việc thực hiện các nghi thức để tôn vinh thần linh, võ sĩ Sumo phải tuân thủ lời thề trọn đời gắn bó với môn võ thuật này. Họ không được tham gia bất kỳ một môn thể thao nào khác sau khi đã giải nghệ.
Câu hỏi thường gặp
Sau đây là một vài câu hỏi của bạn đọc về chủ đề Sumo Nhật Bản như:
Sumo Deadlift là gì?
Sumo Deadlift là chỉ một tư thế tập tạ theo tư thế đứng của Sumo Nhật Bản. Sumo Deadlift được các VĐV cử tạ, thể hình chuyên nghiệp tập luyện, có vai trò làm giảm áp lực lên lưng dưới khi bắt đầu
Các loại vé xem Sumo Nhật Bản
Một số loại vé khi tham quan trận đấu Sumo như:
- Ghế phụ: Gần võ đài, đắt và hiếm nhất. Người ngồi ghế này có nguy cơ bị thương nếu đô vật té vào khán giả
- Ghế hộp: Bố trí trên khu vực tầng 1 của sân vận động, có thể ngồi bốn người, phải cởi giày và ngồi đệm. Loại vé này được bán 4 chỗ không quan tâm số người, tức 2 người vẫn phải mua đủ 4 ghế
- Ghế ban công: Bố trí trên ban công tầng hai, có thiết kế phương Tây, chia thành loại A, B, C tùy tầm nhìn
Trên đây là một số thông tin về Võ Sumo Nhật Bản là gì mà Du học Aloha muốn chia sẻ với các bạn. Hy vọng nội dung trên sẽ giúp các bạn hiểu thêm văn hóa và truyền thống võ Sumo của Nhật Bản
Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm về các thông tin khác thì hãy đón đọc những bài viết mới của chúng tôi nhé!
Có thể bạn quan tâm: