• 0973.344.828 -
  • aloha.edu.vn@gmail.com

Nền nông nghiệp của Nhật Bản có đặc trưng nổi bật là gì? Tại sao?

Nền nông nghiệp của Nhật Bản có đặc trưng nổi bật là gì? Đặc điểm và sự khác biệt của nông nghiệp Nhật và các quốc gia còn lại ra sao? Cùng Du học Aloha khám phá để có lời giải đáp nhé!

Nền nông nghiệp của Nhật Bản có đặc trưng nổi bật là

Nền nông nghiệp của Nhật Bản có đặc trưng nổi bật là?

Nền nông nghiệp của Nhật Bản có đặc trưng nổi bật là phát triển theo hướng thâm canh, chú trọng năng suất và sản lượng

Đặc điểm nổi bật của nông nghiệp Nhật Bản cùng với sự áp dụng đúng đắn khoa học, công nghệ, kỹ thuật hiện đại vào sản xuất nông nghiệp đã đưa quốc gia nghèo tài nguyên thiên nhiên này trở thành một mô hình kiểm mẫu trong nông nghiệp đáng ngưỡng mộ mà các quốc gia khác cần học hỏi.

Câu hỏi vận dụng Nền nông nghiệp của Nhật Bản có đặc trưng nổi bật là

Câu hỏi: Nền nông nghiệp của Nhật Bản có đặc trưng nổi bật là?

  • A. Tự cung, tự cấp.
  • B. Thâm canh, chú trọng năng suất và sản lượng.
  • C. Quy mô lớn.
  • D. Sản xuất chủ yếu phục vụ xuất khẩu.

Đáp Án: B

Giải thích:

Những đặc điểm nổi bật:

  • Giữ vai trò thứ yếu, tỉ trọng chỉ chiếm khoảng 1%. Diện tích đất ít, chỉ chiếm chưa đầy 14% lãnh thổ.
  • Phát triển theo hướng thâm canh, ứng dụng nhanh những tiến bộ khoa học – kĩ thuật và công nghệ hiện đại để tăng năng suất cây trồng, vật nuôi và tăng chất lượng nông sản.
  • Trồng trọt: lúa gạo là cây trồng chính (chiếm 50% diện tích đất canh tác) ; các cây trồng phổ biến: chè, thuốc lá, dâu tằm,…
  • Chăn nuôi tương đối phát triển; vật nuôi chính: bò, lợn, gà.
  • Sản lượng hải sản đánh bắt hàng năm cao, chủ yếu là cá thu, cá ngừ, tôm, cua,.. Nghề nuôi trồng hải sản (tôm, rong biển, sò, trai lấy ngọc,…) được chú trọng phát triển

Nền nông nghiệp của Nhật Bản có đặc trưng nổi bật là

Loại hình nông nghiệp Nhật Bản

Trong “Phân loại công nghiệp tiêu chuẩn Nhật Bản (Sửa đổi tháng 10 năm 2013) (có hiệu lực từ ngày 1 tháng 4 năm 2014)” do Bộ Nội vụ và Truyền thông định nghĩa, nông nghiệp được định nghĩa là “cơ sở thực hiện các hoạt động quản lý và kinh tế phụ trợ”, “trồng trọt nông nghiệp”. “, “chăn nuôi” Nông nghiệp, dịch vụ nông nghiệp (không bao gồm dịch vụ làm vườn) và dịch vụ làm vườn.

Công việc nông nghiệp có thể được chia thành ba loại: trồng trọt, chăn nuôi và kinh doanh nông nghiệp.

  • “Nông nghiệp trồng trọt” và “nông nghiệp chăn nuôi” ám chỉ công việc trồng trọt các sản phẩm nông nghiệp, chăn nuôi trong tự nhiên, có thể nói là “nông nghiệp hoàng gia” mà nhiều người tưởng tượng.
  • “Kinh doanh nông nghiệp” là thuật ngữ chung để chỉ một loạt công việc liên quan đến nông nghiệp, chẳng hạn như sản xuất vật tư nông nghiệp và cây giống hỗ trợ người sản xuất trồng trọt và chăn nuôi cũng như phân phối và bán hàng nhằm kết nối người sản xuất và người tiêu dùng.

Trong số các cách phân loại khác nhau của trồng trọt, chăn nuôi và kinh doanh nông nghiệp, chúng ta có thể phân chia các ngành theo sản phẩm và dịch vụ

Nền nông nghiệp của Nhật Bản có đặc trưng nổi bật là

Đặc điểm nổi bật của nền nông nghiệp Nhật Bản

Nền nông nghiệp Nhật Bản mang nhiều đặc điểm nổi bật biến nền nông nghiệp quốc gia này trở thành “kiểu mẫu” bởi các đặc điểm sau:

  • Thứ nhất, nông nghiệp Nhật Bản tuy phát triển nhưng lại chỉ chiếm tỉ trọng khoảng 1%, nắm vai trò thức yếu. Diện tích đất trồng rất ít chỉ chiếm chưa đầy 14% diện tích lãnh thổ. Điều kiện thiên nhiên không ủng hộ, xong thứ họ thu về lại đạt kết quả đáng mơ ước.
  • Thứ hai, nền nông nghiệp Nhật Bản ưu tiên phát triển theo hướng thâm canh, ứng dụng nhanh những tiến bộ khoa học, công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, hiện đại để tăng năng suất cây trồng, vật nuôi và chất lượng nông sản.
  • Thứ ba, mặc dù diện tích đất trồng trọt ít, đất không màu mỡ, phì nhiêu, điều kiện thiên nhiên ban tặng cũng chẳng ưu ái, hỗ trợ, nhưng lúa gạo vẫn được trồng trên đất nước Nhật, là cây trồng chính với diện tích chiếm khoảng 50% diện tích đất canh tác. Ngoài ra, họ còn trồng các cây trồng phổ biến như chè, thuốc lá, dâu tằm,…
  • Thứ tư, về chăn nuôi ở quốc gia này tương đối phát triển. Họ chuyên tâm chăn nuôi chính với các con vật như lợn, gà, bò nhằm cung cấp, đáp ứng một nhu cầu lớn của thị trường tiêu thụ.
  • Thứ năm, hải sản cũng được chú trọng, sản lượng hải sản đánh bát hàng năm cao chủ yếu với các loại cá thu, cá ngừ, tôm, cua,… Nghề nuôi trồng thủy sản được chú trọng thúc đẩy và phát triển. Họ tập trung vào nuôi trồng tôm, sò, trai lấy ngọc, rong biển,… nhiều hơn.
  • Một đặc điểm khác của nông nghiệp Nhật Bản là cam kết mạnh mẽ về chất lượng và hương vị. Là một quốc gia khắt khe và khó tính, họ có yêu cầu rất cao về chất lượng các sản phẩm, đề cao tính an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Do đó, chất lượng các sản phẩm nông sản của Nhật đều đạt được các yêu cầu tiêu chuẩn khắt khe nhất.

Hiện nay, diện tích trồng lúa gạo của Nhật Bản đã cắt giảm bởi diện tích nông nghiệp của quốc gia này rất nhỏ và ngày càng bị thu hẹp. Đồng thời, cơ cấu bữa ăn của người Nhật cũng đã được thay đổi theo xu hướng ăn uống của người Phương Tây, bắt đầu giảm lượng gạo trong khẩu phần bữa ăn.

Nó cũng như một giải pháp hữu hiệu giải quyết vấn đề lương thực, lúa gạo khi nguồn cung đang bị ảnh hưởng giảm dần do tác động của thiên nhiên. Ngoài ra, lý do để giảm thiểu diện tích đất trồng lúa còn được lý giải bằng việc quốc gia này đang tăng cường diện tích đất để trồng một số cây trồng khác thích hợp hơn, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn lúa gạo như chè, thuốc lá, dâu tằm,…

Tuy điều kiện thiên nhiên không ưu đãi, nhưng bằng sự cố gắng không ngừng của con người, cùng sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, công nghệ hiện đại đã giúp quốc gia chịu nhiều thiệt thòi về tài nguyên này vẫn đứng vững trong top những quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất thế giới.

Đồng thời, họ vẫn duy trì được một nguồn cung hợp lý đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nông sản của người dân trong thị trường nước nhà.

Nền nông nghiệp của Nhật Bản có đặc trưng nổi bật là

Nền nông nghiệp Nhật khác quốc gia khác thế nào?

Sự khác biệt giữa nông nghiệp Nhật Bản và nông nghiệp nước ngoài là gì?

Điều tạo lên sự thành công trong nền nông nghiệp Nhật Bản đáng để các quốc gia khác ngưỡng mộ và học tập theo chính là khả năng làm nông nghiệp vượt trội mặc dù thiếu thốn về thiên nhiên, không được tự nhiên ưu đãi như các quốc gia khác, xong họ vẫn đạt được nhiều thành tựu tích cực trong ngành nông nghiệp.

Nền nông nghiệp Nhật Bản bị chi phối bởi các trang trại quy mô nhỏ và doanh nghiệp gia đình. Ngoài ra, độ tuổi trung bình của lao động nông nghiệp ngày càng già đi do sự già hóa dân số của quốc gia này.

Lực lượng lao động chính có tuổi tác khá cao và họ lựa chọn chủ yếu trồng trọt và sản xuất liên quan đến các cây lương thực như lúa gạo, rau, quả. Trong khi đó, trong nông nghiệp ở các quốc gia khác lại có nhiều trang trại quy mô lớn và cơ giới hóa sản xuất đang tiến triển.

Chăn nuôi và sản xuất cây công nghiệp cũng phát triển mạnh, độ tuổi trung bình của lao động nông nghiệp có xu hướng tương đối trẻ. Cùng với đó là sự ưu ái, đãi ngộ của thiên nhiên các quốc gia khác cũng có phần nhỉnh hơn so với đất nước mặt trời mọc.

Sự khác biệt ấy càng tạo điểm nhấn cho sự phát triển thần kỳ của Nhật Bản. Là một quốc gia nghèo tài nguyên thiên nhiên, thiếu hụt lực lượng lao động trẻ xong vẫn đảm bảo phát triển nông nghiệp trở thành “kiểu mẫu” đáng ngưỡng mộ.

Trên đây là thông tin về Nền nông nghiệp của Nhật Bản có đặc trưng nổi bật là gì? mà Du học Aloha đã tổng hợp. Hy vọng qua nội dung trên bạn sẽ có đáp án cho câu hỏi trên

Nếu quan tâm tới các thông tin khác về văn hóa – kinh tế Nhật thì hãy đón đọc bài viết mới của chúng tôi nhé!

Có thể bạn quan tâm:

© Copyright 2023 Aloha