• 0973.344.828 -
  • lienhe@aloha.edu.vn

Quốc khánh Nhật Bản? Ý nghĩa của ngày Quốc khánh Nhật Bản và những điều cần biết khi sống tại Nhật

Quốc khánh Nhật Bản? Thời Minh Trị, chính phủ Nhật Bản đã ấn định ngày để kỉ niệm ngày trọng đại này của đất nước. Thời điểm đó cũng trùng với thời điểm Nhật Bản chuyển từ lịch Âm sang dùng lịch Dương (Tây lịch) vào năm 1873. Chính phủ Minh Trị lúc đó đã ấn định ngày lập quốc là ngày 1/1 năm 1873 theo lịch âm, theo lịch dương thì hôm đó là ngày 29/1/1872.

Tuy nhiên, người dân lúc đó lại lầm tưởng ngày này sang ngày Tết Âm lịch, thay vì là Ngày lập quốc. Thế là Chính phủ đổi ngày lập quốc sang ngày 11/2/1873 sau khi cho rằng mình tính toán “chính xác” ngày Thiên hoàng Jimmu ra đời, và kể từ đó, ngày 11/2 hằng năm trở thành ngày quốc khánh của Nhật Bản.

Thực chất ngày lập quốc được dùng để kỉ niệm Thiên hoàng và được đặt tên là 紀元節(Kigensetsu), được Thiên hoàng Minh Trị phê duyệt ấn định không những nhằm mục đích thống nhất ý chí người dân Nhật Bản hướng đến Thiên hoàng, mà còn nhằm củng cố quyền lực của ông, sau khi hạ bệ Mạc phủ Tokugawa, khôi phục quyền cai trị vào tay Thiên hoàng.

Ngày Kigensetsu được tổ chức rất long trọng với nhiều lễ hội và các đoàn diễu hành, và nó nghiễm nhiên trở thành 1 trong 4 ngày lễ lớn nhất tại Nhật Bản.

Tuy nhiên, đến khi Nhật Bản thua trận ở Thế chiến thứ II, kéo theo sự phế truất quyền lực của Thiên hoàng (từ sau chiến tranh, người ta gọi các đời Thiên hoàng về sau là Nhật hoàng), ngày Kigesetsu cũng bị bãi bỏ. Mỉa mai thay khi ngày 11/2 cũng là ngày tướng MacArthur phê chuẩn bản sơ thảo của Nghị viện Nhật Bản năm 1946, đưa Nhật Bản đi theo con đường dân chủ tư sản và cũng là người đóng góp rất lớn trong công cuộc tái thiết và phát triển Nhật Bản sau này để trở thành “nước Mỹ của châu Á”.

Cùng năm 1946, Ngày lập quốc được tái thiết lập, vẫn giữ nguyên là ngày 11/2 hằng năm.

quốc khánh nhật bản

Hiện nay

Quốc khánh là một trong 4 ngày lễ lớn nhất của quốc gia. Mỗi một dân tộc đều có cách đón chào riêng. Nếu tại Việt Nam chúng ta treo cờ đỏ sao vàng chào mừng Quốc khánh thì tại Nhật, người dân xứ sở hoa anh đào chào đón bằng những lễ hội được tổ chức long trọng. Bên cạnh đó là các đoàn diễu hành tổ chức meeting chào mừng.

Trong ngày này, mọi người sẽ phất cờ Nhật không chỉ nhằm kỉ niệm ngày nước Nhật ra đời à còn mang ý nghĩa dân tộc Nhật Bản đoàn kết một khối, và cùng nhau xây dựng đấy nước, thay cho chủ nghĩa dân tộc.

Ngoài quốc lễ ra, Nhật Bản còn có rất nhiều ngày lễ khác và được chào đón theo đúng văn hóa truyền thống. Ví dụ như ngày 5/5 – lễ hội Koinobori Matsuri (giống như tết Đoan Ngọ 5/5 âm lịch Việt Nam), người dân Nhật Bản sẽ treo cờ cá chép khắp nơi chào đón. Hay như ngày 17/7 ( hoặc 17/8 dương lịch) – lễ hội Obon, người dân Nhật treo đèn lồng với mong ước dẫn lối cho linh hồn người đã khuất trở về.

Ngày quốc khánh Nhật Bản năm nay người lao động sẽ được nghỉ 3 ngày 10, 11 và 12/2 vì ngày quốc khánh rơi vào chủ nhật và người lao động được nghỉ bù thứ hai. Với thời gian nghỉ 3 ngày người lao động hãy dành thời gian của mình gặp gỡ bạn bè và tham quan du lịch những địa điểm nổi tiếng của Nhật Bản nhé.

Hiểu rõ về ngày Quốc khánh Nhật Bản

Ngày Quốc khánh Nhật Bản hay còn gọi là ngày kỷ niệm Kiến Quốc. Đây là một ngày lễ lớn của dân tộc Nhật và nằm trong top 4 ngày lễ trọng đại trong 1 năm. Nếu ở Việt Nam, ngày Quốc khánh được lấy là ngày 2/9. Ở Nhật Bản, ngày 11/2 hàng năm được chọn là ngày Quốc khánh.

Đây cũng là ngày ra đời của vị hoàng đế đầu tiên lên ngôi – thiên hoàng Jimmu tại Kashihara gu. Từ xa xưa, ngày Quốc khánh ở Nhật không được dựa vào ngày 11/2 như hiện nay mà dựa vào lịch âm dương.

Có nghĩa là, ngày kỷ niệm Kiến Quốc sẽ gắn liền với cuộc cách mạng Duy tân Minh trị. Tuy nhiên, ngày nay người Nhật đã lấy và duy trì ngày 11/2 là ngày Kiến Quốc và được tổ chức kỷ niệm hàng năm.

Một số hoạt động diễn ra vào ngày Quốc khánh

Ngày Quốc khánh Nhật Bản là một ngày đặc biệt của dân tộc Nhật Bản. Do đó, vào ngày này rất nhiều hoạt động lớn sẽ được diễn ra. Một trong số hoạt động chính đó là lễ diễu hành kỷ niệm ra đời ngày kiến quốc. Điểm diễu hành kết thúc chính là đền Meiji Jingu.

Trong buổi lễ diễu hành, sẽ có đội khiêng đền thờ di động Mikoshi. Bên cạnh đó, những người tham gia khác sẽ cầm lá cờ nhỏ và vẫy chào. Tại một địa điểm khác cách đó không xa, cụ thể là ở Chiyoda. Tại đây Cung điện Hoàng gia – nơi ở của Thiên hoàng cũng tổ chức lễ kỷ niệm. Để hòa chung với niềm vui của đất nước, tất cả các doanh nghiệp và tòa nhà Chính phủ đều được nghỉ làm.

Mục đích chính là tất cả người dân từ khắp nơi, đặc biệt là Tokyo có thể cùng nhau đón lễ Quốc khánh. Tất cả mọi người ai nấy đều bày tỏ sự kính trọng và biết ơn các vị vua của đất nước.

Sự độc lập và bình yên hôm nay của dân tộc có được là nhờ vào sự cống hiến của rất nhiều người con. Đặc biệt là những người chiến sĩ dũng cảm đã hy sinh để dành lại độc lập cho dân tộc. Ngoài tổ chức để kỷ niệm chào mừng ngày đặc biệt của dân tộc. Ngày Quốc khánh cũng là thời điểm tốt để mọi người cùng nhau ghi nhớ lịch sử của dân tộc. Bên cạnh đó, cũng là để nhắc nhở đến các thế hệ trẻ tương lai của đất nước ghi nhớ được cội nguồn dân tộc.

quốc khánh nhật bản

Ý nghĩa của ngày Quốc khánh với người Nhật

Có thể nói ngày Quốc khánh Nhật Bản là một ngày lễ lớn và trọng đại của toàn dân tộc. Vào ngày 11 tháng 2 hàng năm, đây là ngày đánh dấu một cột mốc quan trọng của người dân Nhật.

Đó chính là ngày đất nước hoàn toàn được giải phóng, được làm chủ và thoát khỏi ách nô lệ của đế quốc xâm lược. Đồng thời, đây cũng là ngày đánh dấu hoàng đế đầu tiên của nước Nhật ra đời. Chính vì vậy, ngày 11/2 hàng năm được tổ chức long trọng và lớn không kém gì ngày Tết cổ truyền.

Ngày nay, vào ngày Quốc khánh người dân toàn Quốc sẽ được nghỉ lễ. Đây cũng là dịp để mọi người nghỉ ngơi sau những ngày làm việc vất vả. Đồng thời, cùng dành 1 chút thời gian để tham gia lễ diễu hành.

Với người Nhật, ngoài đánh dấu cột mốc quan trọng trong lịch sử. Ngày Quốc khánh còn mang một ý nghĩa lớn lao khác. Đó là thể hiện tinh thần đoàn kết của cả dân tộc. Chính nhờ sự đoàn kết của đồng bào, cùng nhau cố gắng đứng dậy chống lại kẻ thù. Đã tạo nên một đất nước độc lập tự chủ.

Ngày nay, khi đất nước hòa bình không còn chiến tranh. Tuy nhiên, hàng năm vào ngày 11/2 cả nước Nhật đều kỷ niệm chào mừng ngày Quốc khánh. Đó cũng chính là sự nhắc nhở đến các thế hệ trẻ tương lai của dân tộc. Tức là phải trân trọng, gìn giữ những giá trị truyền thống tốt đẹp của đất nước mình. Đồng thời, cống hiến hết mình để xây dựng một đất nước phát triển hơn nữa trong tương lai.

Trên đây là thông tin về Quốc khánh Nhật Bản Du học Aloha đang tư vấn và tuyển sinh liên tục tất cả thời điểm trong năm. Hy vọng qua nội dung trên các bạn sẽ nắm được chương trình đào tạo này.

Nếu còn bất kỳ nhu cầu hay thắc mắc nào hãy liên hệ cho chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất nhé!

© Copyright 2023 Aloha