Nhật Bản nằm ở khu vực nào dưới đây? Vị trí địa lý và khí hậu
Nhật Bản nằm ở khu vực nào dưới đây, Nhật Bản hay tên đầy đủ là Nhật Bản Quốc trong khẩu ngữ thường được gọi tắt là Nhật, trước đây thường gọi là Nhựt Bổn, là một quốc gia và đảo quốc có chủ quyền nằm ở khu vực Đông Á.
Nhật Bản nằm ở khu vực nào?
Nhật Bản nằm ở khu vực Đông Á, nằm về phía Tây của Thái Bình Dương và được cấu thành từ 4 quần đảo lớn là: quần đảo Nhật Bản, quần đảo Ryukyu, quần đảo Kuril (còn gọi là quần đảo Chishima) và Izu-Ogasawara. Các đảo của Nhật Bản là một phần của dải núi ngầm trải dài từ Đông Nam Á đến Alaska. Diện tích Nhật là 377.972,75 km2, đứng thứ 61 trên toàn thế giới.
Câu hỏi vận dụng Nhật Bản nằm ở khu vực nào dưới đây
Câu hỏi: Nhật Bản nằm ở khu vực nào dưới đđây
- A. Đông Nam Á
- B. Đông Á
- C. Nam Á
- D. Bắc Á
Đáp Án: B
Giải thích lý do chọn đáp án B:
Lãnh thổ Nhật Bản nằm ở phía Đông của Châu Á (Đông Á), phía Tây ở Thái Bình Dương. Nhật Bản có cấu tạo chủ yếu từ bốn đảo lớn là Hokkaido, Honshu, Shikoku và Kyushu.
Nhật Bản có diện tích là 377.972,75 km2, đứng thứ 61 trên toàn thế giới. Lãnh Hải dài 3.091 km2. Tổng chiều dài của Nhật Bản là 33.889 km2.
Nhật Bản là đất nước không tiếp giáp với quốc gia lãnh thổ nào ở trên đất liền. Tuy vậy, bán đảo của Triều Tiền và bán đào SaKhalin (ở Nhật gọi là Karafuto) chỉ cách đảo Nhật Bản vài chục km.
Nhật Bản được bao bọc xung quanh bởi các vùng biển thông nhau:
- Ở phía Đông và phía Nam Nhật Bản là: Biển Thái Bình Dương.
- Ở phía Tây Bắc là: Biển Nhật Bản.
- Phía Tây là: Biển Đông Hải.
- Phía Đông Bắc là: Biển Okhotsk.
- Các hòn đảo Izu, Ogasawara, Nansei được bao quanh bởi vùng biển là biển Philippines (theo cách gọi của thế giới). Còn vùng biển nằm ở giữa Honshu và Shikoku gọi là biển Seito Naikai.
Ở vùng biển của Nhật Bản, các quốc gia và lãnh thổ lân cận là: Nga, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc. Ở vùng biển Đông Hải các quốc gia và lãnh thổ lân cận là: Trung Quốc, Đài Loan. Còn phần phía Nam là Philippines và quần đảo Bắc Mariana.
Núi Phú Sĩ là nơi cao nhất ở Nhật Bản với độ cao là 3.776 m.
Nơi thấp nhất ở Nhật bản là Hachinohe mine, nơi này có độ sâu 160m (do nhân tạo) và hồ Hachirogata sâu 4m một cách tự nhiên.
Vị trí địa lý của Nhật Bản
Quốc gia này nằm bên rìa phía đông của biển Nhật Bản và biển Hoa Đông, phía tây giáp với bán đảo Triều Tiên qua biển Nhật Bản, phía bắc giáp với vùng Viễn Đông của Liên bang Nga theo biển Okhotsk và phía nam giáp với đảo Đài Loan qua biển Hoa Đông.
Nhật Bản là một phần của vành đai lửa và trải dài trên một quần đảo bao gồm 6852 đảo nhỏ có tổng diện tích 377.975 km vuông (145.937 sq mi); trong đó 5 hòn đảo chính bao gồm Hokkaido, Honshu, Shikoku, Kyushu, và Okinawa. Tokyo là đô thị lớn nhất nước này; các thành phố lớn bao gồm Yokohama, Osaka, Nagoya, Sapporo, Fukuoka, Kobe và Kyoto.
Nhật Bản bao gồm 6852 hòn đảo trải dài dọc theo bờ biển Thái Bình Dương của Châu Á, hình dáng lãnh thổ giống như con cá ngựa, trải dài hơn 3000 km về phía đông bắc – tây nam từ Biển Okhotsk đến Biển Hoa Đông. Năm hòn đảo chính của đất nước theo chiều từ bắc đến nam lần lượt là là Hokkaido, Honshu, Shikoku, Kyushu và Okinawa.
Quần đảo Ryukyu, bao gồm cả Okinawa, là một chuỗi nằm ở phía nam của Kyushu. Quần đảo Nanpō nằm ở phía nam và phía đông của các đảo chính của Nhật Bản. Tất cả chúng thường được gọi là quần đảo Nhật Bản.
Tính đến năm 2019, tổng diện tích lãnh thổ của Nhật Bản là 377.975,24 km2, trong đó, Nhật Bản có đường bờ biển dài thứ sáu trên thế giới với tổng diện tích là 29.751 km. Do có những hòn đảo nằm ở vùng xa xôi hẻo lánh, Nhật Bản có vùng đặc quyền kinh tế lớn thứ tám trên thế giới với diện tích gần 4.470.000 km2.
Quần đảo Nhật Bản có 66,4% diện tích là rừng, 12,8% là diện tích nông nghiệp và 4,8% diện tích là khu dân cư (2002). Các khu vực có địa hình đồi núi hoặc điều kiện hiểm trở có số dân sinh sống ít hơn các khu vực khác.
Do đó, các khu vực sinh sống chủ yếu của người dân Nhật Bản là các vùng ven biển, nơi có mật độ dân số rất cao: Nhật Bản là quốc gia có mật độ dân số cao thứ 40 trên thế giới, trong đó đảo Honshu có mật độ dân số cao nhất với 450 người/km2 (2010), trong khi Hokkaido là nơi có mật độ dân số thấp nhất với 64,5 người/ km2 (2016). Tính đến năm 2014, khoảng 0,5% tổng diện tích của Nhật Bản là đất khai hoang (umetatechi). Hồ Biwa là một hồ cổ và là hồ nước ngọt lớn nhất của đất nước.
Vị trí của Nhật Bản thường rất dễ xảy ra động đất, sóng thần và núi lửa phun trào vì vị trí địa lý của Nhật Bản dọc theo vành đai lửa Thái Bình Dương. Nhật Bản có chỉ số rủi ro thiên tai cao thứ 17 trong chỉ số rủi ro thế giới theo thống kê năm 2016. Hiện tại Nhật Bản có 111 núi lửa đang hoạt động.
Thông thường vài lần trong mỗi thế kỷ, những trận động đất và sóng thần đã gây ra thảm họa kinh hoàng. Trận động đất ở Tokyo năm 1923 đã giết chết hơn 140.000 người, trận động đất năm 1995 đã làm 6.436 người chết. Riêng trận động đất Tōhoku năm 2011, đã gây sóng thần cực lớn lên đến 40 m, khiến hơn 19.000 người thiệt mạng và mất tích.
Khí hậu của Nhật Bản như thế nào?
Khí hậu Nhật Bản chủ yếu là ôn đới tuy nhiên lại có sự thay đổi lớn theo chiều từ bắc xuống nam. Ở vùng cực bắc, Hokkaido, có khí hậu lục địa ẩm với mùa đông dài và lạnh trong khi mùa hè rất ấm áp và mát mẻ. Lượng mưa qua các mùa tuy không lớn nhưng mỗi khi vào đông, các hòn đảo thường hình thành những vừng tuyết rất dày.
Trong vùng biển Nhật Bản, trên bờ biển phía tây của Honshu, do ảnh hưởng của gió mùa đông tây bắc khiến tuyết rơi dày trong mùa đông. Tuy nhiên vào mùa hè, khu vực này đôi khi phải trải qua những ngày có nhiệt độ cao do ảnh hưởng của hiện tượng foehn.
Vùng Tây Nguyên (hay vùng Koshin) có khí hậu lục địa ẩm nội điạ và nhiệt độ thường có sự chênh lệch lớn giữa mùa hè và mùa đông. Những ngọn núi ở vùng Chūgoku và Shikoku che chắn cho biển nội địa Seto khỏi những cơn gió theo mùa, mang lại thời tiết ôn hòa quanh năm.
Bờ biển Thái Bình Dương có khí hậu cận nhiệt đới ẩm và mỗi khi mùa đông đến, thời tiết ở đây ôn hòa hơn và vào mùa hè thời tiết thường nóng ẩm do ảnh hưởng của gió đông nam theo mùa. Quần đảo Ryukyu và Nanpō có khí hậu cận nhiệt đới với mùa đông ấm áp và mùa hè nóng. Lượng mưa thường rất cao, đặc biệt là khi vào mùa mưa.
Thông thường, mùa mưa chính bắt đầu vào đầu tháng 5 ở Okinawa, và dần di chuyển lên phía bắc. Vào cuối mùa hè và đầu mùa thu, các trận bão thường mang theo những cơn mưa lớn. Theo Bộ Môi trường Nhật Bản, lượng mưa lớn kèm với nhiệt độ ngày càng tăng đã gây ra nhiều vấn đề trong ngành nông nghiệp và ảnh hướng đến chất lượng sản phẩm.
Nhiệt độ cao nhất từng đo được tại Nhật Bản lên đến 41,1 °C (106,0 °F), được ghi lại vào ngày 23 tháng 7 năm 2018, và lặp lại một lần nữa vào ngày 17 tháng 8 năm 2020.
Các mùa tại Nhật Bản
Với địa hình lãnh thổ kéo dài 25 độ vĩ tuyến do đó khí hậu của Nhật Bản cũng phức tạp, phân theo vùng. Tuy nhiên, khí hậu Nhật Bản cũng phân theo 4 mùa Xuân – Hạ – Thu – Đông rõ rệt:
- Mùa Xuân: Bắt đầu từ tháng 3 đến cuối tháng 4 và tháng 5. Khi đó, nhiệt độ trung bình 12 độ C tại Sapporo, 18.4 độ C tại Tokyo, 19.2 độ C tại Osaka.
- Mùa Hè: Mưa sẽ xuất hiện vào đầu tháng 6 từ phía Nam, phía Tây Nhật Bản sau đó tiến dần lên phía Bắc vào cuối tháng. Nhiệt độ trung bình tại Tokyo là 26.7 độ C, Osaka là 28 độ C, ngày nóng và đêm oi bức. Tuy nhiên, vào cuối tháng 8 tại Sendai, Sapporo, Tokyo đều có mưa nhiều.
- Mùa Thu: Mưa Shurin tạo nên một mùa chuyển tiếp ngắn cuối Thu, thời tiết trời mát mẻ, rất dễ chịu.
- Mùa Đông: Tuyết rơi nhiều từ Hokkaido đến trung tâm Honshu. Nhiệt độ trung bình hàng tháng vào mùa Đông ở Asahikawa là -8.5 độ C, thành phố giữ kỷ luật nhiệt độ thấp nhất tại Nhật là -41 độ C.
Nhật Bản có bao nhiêu tỉnh
Các cấp hành chính địa phương Nhật Bản được chia làm đô, đảo, phủ, huyện. Mặc dù, hiện nay giữa các đô, đảo, phủ, huyện không có sự phân biệt về quyền hạn hành chính. Người đứng đầu mỗi đô đào phủ huyện là thống đốc được người dân bầu trực tiếp theo mỗi nhiệm kỳ 4 năm/lần.
Hệ thống hành chính hiện tại được thiết lập từ thời triều đình Minh Trị năm 1871. Ban đầu có hơn 300 đơn vị đạo, phủ, huyện sau đó giảm xuống còn 72 vào cuối năm 1871, giảm xuống còn 47 vào năm 1888 cho đến hiện nay. Trong 47 đô, đạo, phủ, huyện thì có 1 đô (Tokyo), 1 đạo (Hokkaido), 2 phủ (Kyoto & Osaka) và 43 huyện.
Hiện nay, Nhật bản có 47 tỉnh thành thuộc 9 vùng khác nhau là Chubu, Chugoku, Hokkaido, Kanto, Kinki, Kyushi, Okinawa, Shikoku, Tohoku.
>>>Xem chi tiết: Các tỉnh Nhật Bản
Sự đa dạng về sinh học của Nhật Bản?
Nhật Bản có chín vùng rừng sinh thái phản ánh khí hậu và địa lý của các hòn đảo. Chúng bao gồm từ rừng lá rộng ẩm cận nhiệt đới ở quần đảo Ryūkyū và Bonin, đến rừng hỗn hợp và lá rộng ôn đới ở các vùng khí hậu ôn hòa của các đảo chính và rừng lá kim ôn đới ở phần phía đông lạnh của các đảo phía bắc.
Nhật Bản có hơn 90.000 loài động vật hoang dã tính đến năm 2019, bao gồm gấu nâu, khỉ Nhật Bản, lửng chó Nhật Bản, chuột đồng nhỏ, và kỳ giông khổng lồ Nhật Bản.
Một mạng lưới rộng lớn các vườn quốc gia đã được thành lập để bảo vệ các khu vực quan trọng của động thực vật cũng như 52 khu đất ngập nước Ramsar. Bốn địa điểm đã được ghi vào danh sách Di sản Thế giới của UNESCO vì giá trị tự nhiên nổi bật.
Một trường ở Nhật Bản như thế nào?
Trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế sau Thế chiến thứ hai, các chính sách về môi trường đã bị chính phủ và các tập đoàn công nghiệp lúc đó bỏ qua. Hệ quả là ô nhiễm môi trường diễn ra trong những năm 1950 và 1960.
Vào năm 1970, chính phủ Nhật Bản khi đó đã ban hành đạo luật bảo vệ môi trường. Cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 cũng khuyến khích việc sử dụng năng lượng hiệu quả vì Nhật Bản thiếu các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Nhật Bản đứng thứ 20 trong chỉ số hiệu suất môi trường năm 2018 – một chỉ số đo lường cam kết của một quốc gia đối với tính bền vững của môi trường. Nhật Bản là quốc gia phát thải carbon dioxide lớn thứ năm trên thế giới.
Với tư cách là nước chủ nhà và ký kết Nghị định thư Kyoto 1997, Nhật Bản tuân theo nghĩa vụ của hiệp ước nhằm giảm lượng khí thải carbon dioxide của mình và thực hiện các hạn chế khác để ngăn biến đổi khí hậu Vào năm 2020, chính phủ Nhật Bản đã công bố mục tiêu trung lập các-bon vào năm 2050.
Các vấn đề môi trường bao gồm ô nhiễm không khí đô thị, quản lý chất thải, phú dưỡng nước, bảo tồn thiên nhiên, biến đổi khí hậu, quản lý hóa chất.
Nhật Bản là đất nước như thế nào
Nhật Bản là nước phải gánh chịu những đợt thiên tai nhất là các trận động đất hay núi lửa gây ra nhiều thảm họa. Nhưng Nhật vẫn đứng vững qua ngày này tháng nọ, xây dựng và phát triển lại mà không hề chịu khuất phục.
Khung cảnh mang đến vẻ đẹp yên bình, chỉ cần nhìn qua một bức ảnh thôi là bạn có thể nhận ra ngay đất là Nhật Bản rồi.
Những điểm nổi tiếng của Nhật Bản phải kể đến:
- Trang phục truyền thống: Kimono
- Ẩm thực: Sushi, mì Ramen, Takoyakl
- Phim hoạt hình: Ghibli hãng phim hoạt hình có trụ sở tai Kogansei, Tokyo, Nhật Bản. Hãng sản xuất ra các bộ phim Anime. Ngoài ra, hãng còn sản xuất vài phim ngắn, quảng cáo trên truyền hình và phim truyền hình nhiều tập chiếu trên truyền hình.
- Các khu nước nóng Osen
Trên đây là một số thông tin về Nhật Bản nằm ở khu vực nào dưới đây mà Du học Aloha muốn chia sẻ với các bạn.
Hy vọng nội dung trên sẽ giúp các bạn hiểu thêm về địa lý, khu vực và khí hậu của quốc gia này
Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm về các thông tin khác thì hãy đón đọc những bài viết mới của chúng tôi nhé!