TOP 10 biểu tượng Canada và Ý nghĩa trong văn hóa quốc gia
Biểu tượng của Canada gồm những gì? Chúng có gì đặc biệt? Ý nghĩa của những biểu tượng này đối với quốc gia Canada ra sao?
Thực tế thì ngoài quốc kỳ thì rất ít người biết tới những điều được coi là biểu tượng của Canada. Vậy sau đây hãy cùng Du học Aloha khám phá nhé!
Biểu tượng của Canada là gì?
Biểu tượng của Canada là những hình ảnh, sự vật, hiện tượng, biểu tượng văn hóa,… thể hiện sự đặc trưng của quốc gia này. Ở Canada, có nhiều biểu tượng quan trọng, và mỗi biểu tượng này mang những ý nghĩa sâu sắc riêng về văn hóa và lịch sử của đất nước này.
Như chúng ta đã biết, Canada là một nước thuộc khu vực Bắc Mỹ, có nền văn hóa đặc sắc cùng nền kinh tế phát triển vô cùng năng động. Không chỉ vậy, đây còn là một quốc gia có nền giáo dục chất lượng, sở hữu thị trường lao động đầy tiềm năng, có sức hút lớn đối với nguồn nhân lực nước ngoài.
Ngoài biểu tượng lá phong đỏ xuất hiện trên quốc kỳ, được nhiều người biết đến hiện nay, Canada còn bao gồm nhiều hình ảnh biểu tượng tương khác nhau, tương ứng với những ý nghĩa riêng biệt như: hải ly, ngựa Canadia và vải sọc The Maple Leaf Tartan,…
TOP 10 biểu tượng Canada nổi tiếng và ý nghĩa
Việc tìm hiểu về biểu tượng Canada sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lịch sử, những nét đặc trưng của đất nước này, dễ dàng nhận biết Canada với bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới.
Dưới đây là TOP 10 biểu tượng Canada có thể bạn chưa biết:
Quốc kỳ Canada
Được thông qua vào ngày 15/02/1965, quốc kỳ chính thức lần đầu tiên của Canada đã được giương lên. Cờ của canada có thiết kế nổi bật với hình ảnh một chiếc lá phong lớn trên nền trắng, hai bên là 2 vạch đỏ.
Trong đó, lá phong là biểu tượng cho người dân Canada, nền trắng biểu thị cho lãnh thổ đất nước và 2 vạch đỏ 2 bên là biểu tượng cho Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, nền màu. Đây có lẽ là biểu tượng đáng tự hào nhất của người dân Canada.
Lá phong
Phong là loài cây được ứng dụng trong việc cung cấp gỗ hay xi-rô ngọt, có thể dùng làm thức ăn và được tìm thấy ở hầu hết các khu vực của Canada. Có lẽ vì vậy mà theo một nghĩa nào đó, phong được xem như loài cây biểu tượng cho sự kiên trì và lao động.
Đồng thời, chúng cũng gợi lại lịch sử thuở ban đầu của người Canada là có thể “thuần hóa” vùng đất hoang dã này thành một trong số các quốc gia đáng sống nhất trên thế giới.
Lá phong được đánh giá là một trong những biểu tượng của Canada ấn tượng nhất, đã có từ lâu đời. Hình ảnh này xuất hiện ở mọi nơi trong công việc cũng như đời sống của người dân nơi đây.
Hải ly
Trước khi chính thức trở thành một trong các biểu tượng của Canada từ những năm 1975 và được biết đến rộng rãi như hiện nay thì Hải ly chính là một phần quan trọng trong danh sách các di sản của đất nước. Chúng được ca tụng vì sự chăm chỉ, tính may mắn, công chặt cây để xây dựng lên các đập nước sinh hoạt phức tạp, mang đến cho người dân bản địa nhiều nguồn lợi kinh tế to lớn.
Hải ly cũng là hình ảnh đại diện của nhiều đơn vị, công ty lớn tại Canada như tờ báo Le Canadien, công ty Hudson’s,… Ngoài ra, chúng còn từng xuất hiện trên tem bưu chính đầu tiên hay quốc huy Canada.
Vương miện Canada
Vương miện đã được ghi nhận là biểu tượng của Canada trong suốt 400 năm qua. Theo lịch sử, khi liên minh thành lập vào năm 1867, Canada chính thức trở thành một nước quân chủ lập hiến dưới sự trị vì của nữ hoàng Victoria.
Cho đến năm 1957, nữ hoàng Elizabeth II đã kế thừa ngôi vị, trở thành người cai trị Canada và toàn bộ Vương quốc Anh lâu nhất thời bấy giờ (năm 2012 chính là thời điểm đánh dấu 60 năm cầm quyền).
Vì vậy, Vương miện là một trong những biểu tượng của Tòa án, ủy ban lập pháp, Quốc hội, chính phủ, cảnh sát, lực lượng vũ trang Canada.
Khúc côn cầu trên băng
Đây là môn thể thao được yêu thích bậc nhất tại xứ sở lạnh giá Canada. Thậm chí có thể nói, khúc côn cầu đã trở thành một niềm tự hào của những người dân ở quốc gia này.
Họ luôn dành thời gian để xem các trận đấu dù là của đội tuyển quốc gia hay giải đấu quốc nội.
Vải sọc The Maple Leaf Tartan cũng là một trong các biểu tượng của Canada
Maple Leaf Tartan được xem là biểu tượng Canada chính thức vào ngày 9/3/2011 và được tạo ra vào năm 1964 bởi David Weiser. Năm 1967, Maple Leaf Tartan được thiết kế nhằm kỷ niệm 100 năm thành lập liên bang Canada.
Sở hữu thiết kế lấy cảm hứng từ cây phong, màu sắc chủ đạo của loại vải này là đỏ, xanh, vàng và nâu tương ứng với sự thay đổi về màu sắc của những chiếc lá phong qua các mùa:
- Màu xanh của lá mùa hè
- Màu vàng của chớm thu
- Màu đỏ của đợt sương giá đầu tiên
- Màu nâu của những chiếc lá rụng trước mùa đông
Loại vải tartan này được sử dụng bởi:
- Trung đoàn Hoàng gia The Royal Canadian Regiment Pipes and Drums
- Tiểu đoàn 2, 3 và 4.
Đây là biểu tượng Canada của niềm tự hào dân tộc. Vải tartan được thiết kế để người dân Canada từ mọi nơi mặc, đặc biệt là vào những ngày quốc gia như Ngày Canada (1 tháng 7) và Ngày Tartan (6 tháng 4).
Quốc huy Canada
Quốc huy Canada được định hình chính thức vào năm 1994, có biểu tượng của bốn quốc gia thành lập là Alien, Scotland, Pháp và Anh. Đây là một trong những biểu tượng đáng nhớ của Canada với ý nghĩa mong muốn những điều tốt đẹp cho quê hương, được sử dụng để bảo tồn truyền thống, khơi dậy tình yêu quê hương, đất nước.
Quốc huy Canada xuất hiện trên các tài sản của chính phủ liên bang như các ấn phẩm, tuyên ngôn, hộ chiếu, đồng tiền, con dấu chính thức, tòa nhà,… Ngoài ra, Quốc huy của Canada còn được sử dụng trong tòa án và cho lực lượng vũ trang Canada như một biểu trưng cho sự độc lập tư pháp của họ đối với chính phủ Canada.
Quốc ca Canada
Quốc ca Canada – bài hát “O Canada” là một trong các biểu tượng của Canada được kể đến tiếp theo. Bài hát đã xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1960 và chính thức được công nhận là quốc ca chính thức của đất nước vào năm 1980.
Phiên bản chính thức của quốc ca Canada được sáng tác dựa trên lời của một bài hát tiếng Anh được viết năm 1908 bởi nhà thơ Robert Stanley Weir.
Và tất nhiên, dù là quốc gia nào thì bài quốc ca vẫn luôn là một biểu tượng ý nghĩa của đất nước.
Tòa nhà Quốc hội
Tòa nhà Quốc hội liên bang Canada cũng là một biểu tượng nổi tiếng của quốc gia này, được xây dựng tại thủ đô của đất nước – thành phố Ottawa. Nơi đây với thiết kế mang phong cách nghệ thuật điêu khắc với những khung cửa kính đầy màu sắc đã thể hiện rõ được những nét bản sắc dân tộc đáng quý của con người Pháp, Anh và thổ dân.
Công trình chính thức được hoàn tất vào những 60 của thế kỷ 18.Thế nhưng, vì vụ hỏa hoạn năm 1916, ngoại trừ kiến trúc thư viện, tòa nhà trung tâm công trình đã bị hủy hoại toàn bộ và được tái xây dựng năm 1922.
Bên cạnh đó, nhằm mục đích tưởng nhớ những anh hùng, chiến sĩ đã hy sinh trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất, năm 1927, tòa nhà hòa bình đã được xây dựng. Căn phòng tưởng niệm bên trong tòa nhà hiện đang lưu giữ cuốn sách ghi chép đầy đủ tên tuổi của toàn bộ các chiến sĩ đã hy sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Màu sắc biểu tượng của Canada – trắng và đỏ
Trắng và đỏ đã chính thức trở thành màu sắc của Canada từ năm 1921, do Vua George V công bố Quốc huy Canada. Lịch sử của 2 màu sắc này bắt nguồn từ cuộc Thập tự chinh lần thứ nhất ở thế kỷ 11.
Theo đó, trong các cuộc thập tự chinh, khi người lính chưa có đồng phục riêng, họ sử dụng những cây thánh giá có màu sắc khác nhau ở mỗi nước để cài lên quần áo để làm dấu hiệu phân biệt. Màu trắng và màu đỏ là sự xen kẽ màu của hai quốc gia Pháp và Anh.
Chính sách định cư Canada
Canada được đánh giá rất tích cực về các chính sách nhập cư với hơn 80 chương trình định cư được áp dụng theo nhiều phương thức khác nhau. Dưới đây là top 3 cách định cư Canada được Le Immigration đánh giá cao nhất trong năm 2022:
Chương trình định cư Start up Visa
Chương trình định cư Canada – Start up Visa được xây dựng với mục đích thu hút doanh nhân nước ngoài có kỹ năng và tiềm năng xây dựng doanh nghiệp, từ đó tạo công ăn việc làm cho người dân cũng như góp phần phát triển kinh tế tại Canada.
Điều kiện tham gia chương trình
- Tốt nghiệp bậc cử nhân;
- Tiếng Anh tối thiểu IELTS General 5.0, tiếng Pháp tối thiểu mức CLB 5;
- Các ngành chuyên môn về quản lý, đặc biệt là chủ doanh nghiệp, nhân viên Marketing, IT, công nghệ,…;
- Dự án có ý tưởng sáng tạo và đột phá (một dự án có thể có 1-5 đương đơn);
- Có thư xác nhận hỗ trợ dự án (Letter of Support) của một Quỹ Đầu tư hỗ trợ khởi nghiệp được chỉ định bởi Bộ Di trú Canada;
- Sức khỏe và lý lịch tư pháp tốt.
- Chính bởi những ưu điểm trên mà số lượng người Việt tham gia chương trình này ngày càng tăng, tạo nên sự cạnh tranh lớn. Vì thế, thông thường các ứng viên tham gia sẽ nhờ đến sự hỗ trợ của các công ty tư vấn định cư Canada uy tín. Với kinh nghiệm và hiểu sâu sắc về luật pháp, chính sách của Canada, Chuyên gia Di trú của các công ty này sẽ giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích, giúp tăng tỷ lệ đạt của hồ sơ.
Chương trình AIP
AIP là chương trình đề cử 4 tỉnh bang: Nova Scotia, New Brunswick, Newfoundland & Labrador và Đảo Hoàng tử (PEI). Đây là chương trình định cư Canada dành cho người lao động nước ngoài có trình độ tay nghề cao để đáp ứng nhu cầu lao động tại 4 tỉnh bang này.
Ưu điểm của chương trình định cư Canada – AIP
- Cơ hội làm việc tại 4 tỉnh bang Atlantic tương xứng với năng lực của ứng viên
- Hưởng lương và đầy đủ phúc lợi theo quy định của Canada.
- Vợ/chồng có giấy phép lao động mở (Open Work Permit) để sang Canada làm việc.
- Dễ dàng nộp đơn xin thường trú nhân (PR) sau khi có 2 năm kinh nghiệm tại Canada.
- Vợ/ chồng và con dưới 22 tuổi đồng thời trở thành thường trú nhân khi đương đơn có PR.
- Gia đình được hưởng quyền lợi y tế, phúc lợi xã hội như người bản xứ.
- Thời gian duyệt hồ sơ nhanh chóng.
- Nhập tịch sau 3 năm.
Điều kiện tham gia chương trình
- Tốt nghiệp tối thiểu THPT.
- Tiếng Anh IELTS General tối thiểu 4.0.
- Kinh nghiệm làm việc 1 năm trong 5 năm qua. Việc làm này phải cùng ngành nghề như công việc đang tuyển dụng bên Canada.
- Đủ khả năng trang trải chi phí sinh hoạt năm đầu khi gia đình chuyển đến Canada (tối thiểu 3.075 CAD/người).
- Lý lịch tư pháp và sức khỏe gia đình tốt.
- Có thư mời làm việc từ nhà tuyển dụng trong 4 Tỉnh bang Atlantic theo tiêu chí của chương trình.
Chương trình định cư SINP
SINP là chương trình đề cử tỉnh bang Saskatchewan dành cho những lao động tay nghề cao. Thông qua chương trình định cư Canada này, những ứng viên có kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp sẽ được nhận Giấy chứng nhận Đề cử Tỉnh bang Saskatchewan, giúp rút ngắn thời gian nhận thường trú nhân Canada so với các loại hình di trú khác.
SINP phù hợp với những ứng viên không có nhiều lợi thế về độ tuổi, trình độ tiếng Anh, văn bằng học vấn để cạnh tranh qua Express Entry.
Điều kiện tham gia chương trình
- Độ tuổi dưới 50.
- Tốt nghiệp trường dạy nghề (tối thiểu 1 năm học), tốt nghiệp Cao đẳng (từ 2 – 3 năm) hoặc tốt nghiệp Đại học.
- IELTS General tối thiểu 4.0.
- Lý lịch tư pháp và sức khỏe tốt.
- Kinh nghiệm làm việc tối thiểu 1 năm trong 10 năm qua (kinh nghiệm phải cùng chuyên ngành với công việc đang được tuyển dụng).
- Có thư mời làm việc của nhà tuyển dụng trong Tỉnh bang Saskatchewan theo tiêu chí của chương trình.
Trên đây là một số thông tin về biểu tượng của Canada mà Du học Aloha muốn chia sẻ với các bạn. Hy vọng nội dung trên sẽ giúp các bạn hiểu thêm về Biểu tượng của Canada.
Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm về các thông tin khác thì hãy đón đọc những bài viết mới của chúng tôi nhé!
Có thể bạn quan tâm: