• 0973.344.828 -
  • aloha.edu.vn@gmail.com

Hospitality là gì? Tất cả những điều bạn cần biết về ngành hospitality

Hospitality là gì? Hospitality là một trong những ngành phát triển năng động nhất trên thế giới hiện nay. Tuy nhiên, thuật ngữ này mới trở nên phổ biến ở Việt Nam trong vòng hơn một thập niên trở lại đây.

Vậy bạn đã nắm rõ Hospitality là gì? Vai trò và tiềm năng của ngành hospitality? Các kỹ năng cần có của người làm trong ngành hospitality?…

Hospitality là gì?

Hospitality là một thuật ngữ phổ biến dùng để chỉ chung ngành dịch vụ khách hàng. Trong tiếng Anh, hospitality có nghĩa là lòng mến khách hay lòng hiếu khách, là sự tiếp đón, khoản đãi thân thiện và hào phóng dành cho những vị khách hoặc người lạ.

Từ trước đến nay, mọi người thường nhầm lẫn hospitality là chỉ riêng ngành khách sạn – du lịch. Tuy nhiên, ngành hospitality rộng hơn nhiều với 3 mảng chính:

  • Ẩm thực (Food & Beverage): Nhà hàng, chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh, quán bar…
  • Dịch vụ lưu trú (Accomodation): Khách sạn, resort, nhà nghỉ, homestay…
  • Du lịch – lữ hành (Travel & Tourism): Các công ty lữ hành, hàng không, vận chuyển hành khách…

Hospitality là gì? Tất cả những điều bạn cần biết về ngành hospitality

Vai trò của ngành hospitality hiện nay

Được ví von như ngành công nghiệp không khói trị giá hàng tỷ USD. Ở các nước phát triển, hospitality luôn chiếm giữ một tỷ trọng lớn trong cơ cấu ngành kinh tế. Thậm chí, ở một số quốc gia như: Thụy Sĩ, Singapore, đây còn là một ngành mũi nhọn.

Tiềm năng của chuyên ngành hospitality

Ngành hospitality ở Việt Nam đang ngày càng phát triển, do đó, đòi hỏi một số lượng lớn nhân sự chất lượng cao. Theo thống kê, mỗi năm Việt Nam cần thêm 25.000 nhân sự mới cho ngành hospitality. Ngoài ra, hầu hết các công ty hiện nay đều có bộ phận dịch vụ khách hàng. Do đó, cơ hội nghề nghiệp cho ngành học này rất rộng mở. Nếu bạn là một sinh viên đã tốt nghiệp ngành hospitality thì dưới đây là những ngành nghề liên quan mà bạn có thể lựa chọn:

Nhà hàng: Bạn có thể trở thành nhân viên trong các nhà hàng, các cơ sở ăn uống, từ các chuỗi nhà hàng Quốc tế sang trọng cho tới các nhà hàng địa phương, các chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh. Có vô số vị trí mà bạn có thể lựa chọn như: đầu bếp, phụ bếp, nhân viên pha chế, quản lý nhà hàng/quán bar…

Nhân viên khách sạn/resort: Từ các khách sạn, resort 5 sao cho tới các khách sạn, nhà nghỉ bình dân. Có nhiều vị trí mà bạn có thể ứng tuyển như: lễ tân, buồng phòng cho tới các vị trí quản lý cấp cao…

Các công ty du lịch – lữ hàng: Bạn có thể trở thành chuyên viên tư vấn du lịch tại các công ty lữ hành. Công việc của bạn là giúp khách hàng lập ra kế hoạch du lịch phù hợp với họ và biến kế hoạch đó thành thực tế. Hoặc bạn cũng có thể làm ở các vị trí khác như: thiết kế tour, bán tour, hướng dẫn viên du lịch…

Chuyên viên tổ chức sự kiện: Bạn có thể tham gia tổ chức nhiều loại hình sự kiện như: hội nghị, tiệc cưới, lễ hội âm nhạc, party…

Tiếp viên hàng không: Công việc của bạn là chăm lo cho sự an toàn và thoải mái của hành khách.

Spa và các thẩm mỹ viện: Trở thành chuyên viên trong các spa và thẩm mỹ viện. Nhiệm vụ của bạn là chăm sóc sức khỏe, làm đẹp cho khách hàng.
Nhân viên phục vụ trong các casino

Quản lý các câu lạc bộ thể thao và giải trí

Lý do nên lựa chọn ngành hospitality

Ngoài tiềm năng của ngành hospitality như đã nói ở trên, dưới đây là 5 lý do mà bạn nên theo học ngành này:

1. Giờ giấc linh hoạt: Bạn có thể làm hành chính hoặc làm theo ca. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý rằng, khi làm việc trong ngành hospitality, giờ giấc sinh hoạt, nghỉ ngơi của bạn có thể không chuẩn mực như người khác. Ví dụ, trong khi mọi người được nghỉ lễ, đổ xô đi du lịch thì bạn không được nghỉ, thậm chí phải làm việc với cường độ lớn hơn để phục vụ khách hàng vào mùa cao điểm. Và bạn chỉ có thời gian nghỉ phép khi mọi người đã quay trở lại làm việc.

2. Mức độ đãi ngộ: Tùy thuộc vào từng công ty, từng vị trí cũng như năng lực của từng cá nhân nhưng hospitality luôn là một trong những ngành có mức độ đãi ngộ tốt nhất. Theo báo cáo của Hotel Careers (năm 2019), mức lương trung bình của một nhân sự trong ngành hospitality dao động từ 5 – 8 triệu đồng/tháng. Đối với cấp quản lý, giám sát, mức lương trung bình là 25 triệu đồng/tháng. Nếu được ra nước ngoài làm việc hoặc làm việc trong một khách sạn có vốn đầu tư nước ngoài thì con số này có thể lên tới hàng trăm triệu đồng/tháng.

3. Môi trường quốc tế: Do đặc thù của ngành hospitality là khách hàng có thể đến từ nhiều quốc gia khác nhau, nên bạn sẽ có cơ hội được tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau. Có thể nói, làm việc trong ngành hospitality chính là một tấm vé thông hành quốc tế trên con đường sự nghiệp của bạn.

4. Được thỏa sức sáng tạo: Làm việc trong ngành hospitality là bạn sẽ có cơ hội được thỏa sức sáng tạo với những công việc như marketing, thiết kế, tổ chức sự kiện… hoặc đơn giản như tìm kiếm giải pháp để giải quyết một vấn đề của khách hàng.

5. Ý nghĩa nhân văn: Nếu bạn là một người thích giúp đỡ mọi người, muốn làm người khác vui vẻ, hạnh phúc thì ngành hospitality đích thị là dành cho bạn. Suy cho cùng, hospitality là phục vụ khách hàng, làm thỏa mãn nhu cầu, từ đó, mang lại niềm vui và hạnh phúc cho họ.

Hospitality là gì? Tất cả những điều bạn cần biết về ngành hospitality

Các kỹ năng cần có của người làm ngành hospitality là gì?

Có kiến thức, nghiệp vụ: Để làm việc được trong bất kỳ ngành nghề nào, bạn cũng cần nắm vững kiến thức, nghiệp vụ trong ngành. Và ngành hospitality cũng không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên, để nắm vững được những kiến thức này, bạn không thể chỉ đọc sách mà còn cần thường xuyên thực hành. Do đó, việc đi thực tập trong thời gian học là một điều rất quan trọng.

Kỹ năng giao tiếp: Công việc trong ngành hospitality đòi hỏi bạn thường xuyên phải giao tiếp với khách hàng. Do đó, kỹ năng giao tiếp là vô cùng quan trọng. Hãy nhớ luôn mỉm cười khi nói chuyện với khách ngay cả khi bạn đang cảm thấy khó chịu như thế nào. Bên cạnh đó, kỹ năng lắng nghe cũng rất quan trọng. Trong nhiều trường hợp, tất cả những gì khách hàng cần là được ai đó lắng nghe.

Ngoại ngữ: Với đặc thù công việc phải thường xuyên tiếp xúc với khách nước ngoài, nhân viên trong ngành hospitality bắt buộc phải thành thạo ngoại ngữ, ít nhất là kỹ năng giao tiếp. Có thể nói, trong ngành hospitality, ngoại ngữ là yêu cầu bắt buộc chứ không còn là một lợi thế. Tất nhiên, nếu bạn biết càng nhiều ngoại ngữ thì đó vẫn là một lợi thế.

Thái độ thân thiện: Đây là yêu cầu đầu tiên và cũng là quan trọng nhất đối với một người làm trong ngành hospitality. Làm sao bạn có thể làm hài lòng khách hàng nếu như thái độ của bạn không thân thiện? Thực tế, thân thiện luôn là yếu tố được khách hàng đánh giá cao nhất trong ngành dịch vụ. Sự thân thiện được thể hiện qua ánh mắt, cử chỉ, nụ cười và cả trong suy nghĩ.

Trên đây là thông tin về hospitality là gì Du học Aloha đang hỗ trợ và tư vấn tuyển sinh. Hy vọng qua nội dung trên các bạn sẽ lựa chọn được ngôi trường ưng ý

Nếu còn bất kỳ nhu cầu hay thắc mắc nào hãy liên hệ cho chúng tôi để được giải đáp sớm nhất nhé!

© Copyright 2023 Aloha