Cách nói xin chào trong tiếng Nhật | Lời chào bằng tiếng Nhật
Xin chào tiếng Nhật có những cách nói thế nào? Trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày thì nhiều bạn sẽ gặp các câu nói “Konnichiwa” ,” konbanwa” hay “ohayougozaimasu”. Vậy cách xin chào bằng tiếng Nhật trên phù hợp với hoàn cảnh nào? Nên nói với ai?
Sau đây hãy để Du học Aloha hỗ trợ giải đáp các bạn cách nói xin chào trong tiếng Nhật qua nội dung sau nhé!
Xin chào tiếng Nhật cơ bản
Xin chào tiếng Nhật cơ bản nhất chính là “Konnichiwa” – こんにちは, đây là câu chào tiếng Nhật phù hợp với đa số hoàn cảnh và mục đích giao tiếp.
Konnichiwa có nghĩa là xin chào khi gặp nhau, cũng mang nghĩa là chào buổi chiều. Đây cũng là cách chào cơ bản nhất, thông dụng và dễ dùng nhất. Dùng trong trường hợp gặp người lạ, trong cuộc họp hay đám đông hoặc là khi đi mua sắm trong cửa hàng…
Tuy nhiên こんにちは không nên dùng để chào người lớn tuổi hay những người cần phải tôn kính, với trường hợp này nên cúi người hoặc gật đầu nếu không tìm được câu xã giao phù hợp.
Các cách nói xin chào bằng tiếng Nhật khác
Sau đây Du học Aloha sẽ tổng hợp và gửi tới các bạn các cách nói xin chào bằng tiếng Nhật khác:
Chào bằng tiếng Nhật qua điện thoại.
“Moshi Moshi” – 「もしもし」 = “alo” là cách chào tiêu chuẩn qua điện thoại.
Bạn có thể sử dụng lời chào này cho dù bạn là người gọi hoặc người được gọi đến. Moshi Moshi sẽ thích hợp để sử dụng cho các cuộc trò chuyện điện thoại hơn là konnichiwa.
こんにちは (Konnichiwa)
Ngoài ý là là xin chào thì こんにちは (Konnichiwa) còn có nghĩa là chào buổi trưa
Ở Nhật Bản, sử dụng lời chào đúng thời gian cụ thể quan trọng hơn ở một số quốc gia khác. Tuy bạn hoàn toàn có thể nói “konnichiwa” khi gặp một người vào buổi sáng, nhưng “ohayo gozaimasu” lại được dùng phổ biến hơn nhiều
おはようございます (ohayogozaimasu)
おはようございます ohayogozaimasu: Chào buổi sáng
Bạn cũng có thể rút ngắn lời chào buổi sáng của bạn “Ohayo” khi nói chuyện với bạn bè và trong những hoàn cảnh giao tiếp thông thường.
こんばんは – konbanwa
こんばんは – konbanwa: chào buổi tối
Như một lời chúc buổi tối tốt lành, konbanwa là lời chào tiêu chuẩn để sử dụng trong suốt buổi tối.
「おやすみなさい」(oyasuminasai)
「おやすみなさい」(oyasuminasai)= chúc ngủ ngon
Câu nói khi chúc ai đó ngủ ngon. Bạn cũng có thể dùng cách nói ngắn gọn hơn là 「おやすみ」(oyasumi) khi nói với bạn bè thân thiết hoặc người trong gia đình.
「お久しぶりです」(ohisashiburi)- Lời chào khi lâu rồi mới gặp
「お久しぶりです」(ohisashiburi)= lâu lắm rồi nhỉ, lâu quá nhỉ!
Câu chào hỏi này thường được dùng khi lâu rồi mới gặp lại một người nào đó. Trong tiếng nhật có nghĩa: lâu rồi nhỉ?
Lời chào khi gặp ai đó lần đầu
「初めまして。」(hajimemashite): khi gặp ai đó lần đầu tiên, người Nhật sẽ dùng cách nói chào này để mở đầu. Tương tự như câu: “rất vui được gặp anh/chị”.
Sau khi giới thiệu tên, nghề nghiệp, quê quán thì ở cuối đoạn chào hỏi, người nhật sẽ nói:
- 「どうぞ よろしく お願いします。」(douzo yoroshiku onegaishimasu): Câu nói này cũng hay được sử dụng khi bạn nhờ ai đó làm gì nữa.
Ví dụ:
A: はじめまして。私は やまだです。
Lần đầu gặp mặt, rất vui được làm quen với anh/chị. Tôi là Yamada.
銀行員です。北海道から 来ました。
Tôi là nhân viên ngân hàng.Tôi đến từ Hokkaido.
どうぞ よろしく お願いします。
Rất mong được anh chị giúp đỡ.
B: こちらこそ よろしく お願いします。
Chính tôi cũng mong anh chị giúp đỡ.
Các cách nói tạm biệt
さようなら-sayounara: chào tạm biệt
Khi nói chuyện với bạn bè thân thiết lâu năm, bạn cũng có thể nói “Oyasumi”
Biến thể xin chào tiếng Nhật
Sau đây là một số biến thể xin chào bằng tiếng Nhật thông dụng:
- “ossu” là một lời chào rất thân mật được sử dụng giữa những người bạn nam thân hoặc người thân gần gũi nam ở cùng độ tuổi. Cụm từ này thường không được sử dụng giữa những người bạn nữ hoặc giữa bạn bè khác giới tính.
- Ở Osaka, “yaho” cũng là một cách để nói xin chào với bạn bè. Nó thường được viết bằng katakana, một biến thể của biểu cảm. yahoo trong tiếng Anh. Yaho cũng được sử dụng như là một cách để nói chào thân thiện trong giới trẻ, đặc biệt là trẻ em gái.
- “saikin dō” là một cách chào quen thuộc gix những người bạn, anh chị em thân thiết. Đây vừa là cách chào vừa là cách hỏi thăm nhẹ nhàng.
- “hisashiburi.” là một cách chào hỏi khá thân thiện. Nó có nghĩa là “lâu rồi không gặp”. Bạn thường sẽ sử dụng lời chào này khi gặp lại một người quen, bạn bè lâu năm không gặp.
Khi muốn nói lời cảm ơn
「ありがとうございます。」(arigato gozaimasu) =cảm ơn anh/chị
Đây là câu nói cảm ơn 1 cách lịch sự trong tiếng nhật. Nếu dùng cho bạn bè thân thiết hoặc người trong gia đình bạn có thể nói ngắn gọn lại là:「ありがとう。」(arigatou)
Để đáp lại lời cảm ơn, người nhật sẽ nói:「どういたしまして。」(doitashimashite) = “ không có gì”
Hoặc dùng những cách nói phủ định khiêm tốn như:「いえ。」(ie) hoặc「いえいえ。」(ieie) = không, không có gì đâu.
Ví dụ:
A: 今日は 本当に ありがとうございました。
Hôm nay cảm ơn anh chị rất nhiều ạ.
B:どういたしまして。また、遊びに 来てくださいね。
Không có gì đâu. Lần sau, anh/chị lại tới chơi nhé.
Khi muốn xin lỗi trong tiếng Nhật
Có khá nhiều cách xin lỗi mà bạn có thể dùng trong tiếng nhật, tùy theo mức độ thân thiết và tình huống.
Thường khi xin lỗi người nhật sẽ cúi đầu nhẹ nhàng và nói theo các cấp độ như dưới đây:
Câu nói | Mức độ lịch sự |
「申し訳ございません。」(moshiwakegozaimasen) = Tôi xin lỗi anh/chị. | Thường được sử dụng trong những tình huống trang trọng, lịch sự ví dụ như trong công việc. |
「申し訳ありません。」(moshiwake arimasen) = Tôi xin lỗi anh/chị. | Mức độ trang trọng thấp hơn 1 xíu, vẫn thường được dùng trong công việc, tiếp khách hàng .v.v |
「すみません。」(sumimasen) = Xin lỗi | Được sử dụng trong hội thoại hằng ngày |
「ごめんなさい。」(gomennasai) = Xin lỗi nhé | Cách nói thân mật, thường được sử dụng với bạn bè thân thiết hoặc người thân trong gia đình. |
「ごめん。」(gomen) = Xin lỗi nhé | Cách nói thân mật, thường được sử dụng với bạn bè thân thiết hoặc người thân trong gia đình. |
Ví dụ:
A: ぼく、スーパーへ 行きました。昼ごはんを 買ってきたよ。はい、これ、どうぞ。
Tớ đi siêu thị. Tiện thể mua luôn cơm trưa cho cậu nè. Đây, cậu ăn đi.
B:あ、すみません、ありがとうね。
ôi, xin lỗi làm phiền cậu quá. Cảm ơn cậu nhé.
Lời cảm ơn khi ăn cơm
Trước khi ăn cơm, người nhật sẽ chắp hai tay lại, giơ trước ngực và nói:
- 「いただきます。」(itadakimasu) với ý nghĩa cảm ơn đồ ăn thức uống nhận được. Câu nói này tương tự như thói quen mời gia đình ăn cơm của người việt.。
- Sau khi ăn xong bữa, lại chắp hai tay lại giơ trước ngực và nói:「ごちそうさまでした。」(gochisosamadeshita) với ý nghĩa nôm na là: “Cảm ơn vì bữa ăn ngon” hay “tôi đã dùng xong bữa rồi” để thể hiện cảm ơn vì bữa ăn. Câu nói này tương tự như thói quen khi ăn xong người việt cũng nói xin phép rời mâm cơm vậy.
Cả hai cách nói này đều thể hiện sự trân trọng và biết ơn của người nhật đối với người đã nấu cho mình.
Ví dụ:
A: 遠慮(えんりょう)なく 食べてくださいね。
Đừng khách sáo, hãy ăn đi nhé.
B: はい、いただきます。おいしいい~~
Dạ vâng, mời mọi người ăn ạ. Ôi ngon quá đi~
Xin chào khi đi ra ngoài và trở về nhà
1.
Khi đi ra ngoài, người đi sẽ nói:
「いってきます。」(ittekimasu) với nghĩa: “con/tôi/mình ~ đi đây lát rồi về”
Còn người ở nhà sẽ đáp lại là:
「いってらっしゃい。」(itterasshai) với nghĩa: “ anh/ chị/ con/ .. đi nhé”
2.
Khi trở về nhà,chúng ta sẽ nói:
「ただいま。」(tadaima) với nghĩa là: “con/tôi/mình ~ về rồi ạ”
Người ở nhà sẽ đáp lại là:
「おかえりなさい。」(okaerinasai) hoặc「おかえ」(okaeri) nếu muốn thể hiện sự thân mật hơn với nghĩa: “con/tôi/mình ~ về rồi đấy à” hoặc “ mừng anh/chị/con… về nhà”
Ví dụ:
A: ちょっと 郵便局(ゆうびんきょく)へ。行ってきます。
Con đi ra bưu điện chút đây ạ.
B: 行ってらっしゃい。
Con đi nhé.
A: ただいま。お母さん、お腹(なか) 減(へ)ったよ。何か 食べ物(たべもの)ある?
Con về rồi đây. Mẹ ơi, đói quá, có gì ăn không mẹ?
B: お帰り。冷蔵庫(れいぞうこ)に ケーキ あるよ。
Con về đấy à. Trong tủ lạnh có bánh kem đó.
Khi tạm biệt trong văn hóa Nhật
Tạm biệt trong văn hóa Nhật gồm:
- Khi tạm biệt, người nhật sẽ nói: 「じゃ、また」(ja,mata) với ý nghĩa: gặp cậu/bạn/ anh chị sau nhé. Hoặc sử dụng cách nói thân mật:「またね」(matane).
- Giới trẻ thì hay sử dụng: 「バイバイ」(baibai) mượn từ tiếng nước ngoài “bye bye”. Cách nói này cũng giống như cách nói các bạn trẻ Việt Nam hay sử dụng nhỉ? :))
- Trong trường hợp thời gian lâu sau mới gặp lại thì chúng ta sẽ nói:「きをつけて」(kiotsukete) với ý nghĩa: “hãy chú ý sức khỏe nhé” hay “ giữ gìn sức khỏe nhé”.
Trên đây là một số thông tin về xin chào tiếng Nhật mà Du học Aloha tổng hợp và muốn chia sẻ với các bạn. Hy vọng nội dung trên sẽ giúp các bạn hiểu thêm về cách nói xin chào trong tiếng Nhật
Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm về các thông tin khác thì hãy đón đọc những bài viết mới của chúng tôi nhé!