• 0973.344.828 -
  • aloha.edu.vn@gmail.com

Tại sao Nhật Bản phải tiến hành cải cách vào thế kỷ XIX như vậy?

Tại sao Nhật Bản phải tiến hành cải cách vào thế kỷ 19? Bối cảnh lịch sử thế nào? Ai là người đã tiến hành? Cùng Du học Aloha khám phá chi tiết qua nội dung sau nhé!

Tại sao Nhật Bản phải tiến hành cải cách

Tại sao Nhật Bản phải tiến hành cải cách

Nhật Bản phải tiến hành cải cách để thoát khỏi nước phong kiến lạc hậu và phát triển theo con đường của các nước tư bản phương Tây. 

Câu hỏi vận dụng tại sao Nhật Bản phải tiến hành cải cách

Câu hỏi: Tại sao Nhật Bản phải tiến hành cải cách

  • A. Để duy trì chế độ phong kiến
  • B. Để thoát khỏi nước phong kiến lạc hậu
  • C. Để tiêu diệt Tướng quân
  • D. Để bảo vệ quyền lợi quý tộc phong kiến

Đáp Án: B

Nhật Bản phải tiến hành cải cách để thoát khỏi nước phong kiến lạc hậu và phát triển theo con đường của các nước tư bản phương Tây, cải cách Minh Trị mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản; Nhật thoát khỏi số phận bị các nước tư bản phương Tây xâm lược; mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Nhật.

Giải thích chọn B:

Đến giữa thế kỉ XIX sau hơn 200 năm thống trị, chế độ Mạc phủ Tô-ku-ga-oa ở Nhật Bản, đứng đầu là Shogun (Tướng quân) đã lâm vào tình trạng khủng hoảng suy yếu nghiêm trọng.

Đây là thời kì trong lòng xã hội phong kiến Nhật Bản chứa đựng nhiều mâu thuẫn ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội.

  • Kinh tế: Nông nghiệp lạc hậu, tô thuế nặng nề, mất mùa đói kém thường xuyên; Công nghiệp kinh tế hàng hóa phát triển, công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều, kinh tế tư bản phát triển nhanh chóng.
  • Xã hội: Nổi lên mâu thuẫn giữa nông dân, tư sản thị dân với chế độ phong kiến lạc hậu.
  • Chính trị: Nổi lên mâu thuẫn giữa Thiên hoàng và Tướng quân; Giữa lúc Nhật Bản khủng hoảng suy yếu, các nước tư bản Âu – Mĩ tìm cách xâm nhập.

Giữa lúc mâu thuẫn giai cấp trong nước ngày càng gay gắt, chế độ Mạc phủ khủng hoảng nghiêm trọng thì các nước tư bản phương Tây trước tiên là Mĩ dùng áp lực quân sự đòi Nhật Bản phải mở cửa.

Như vậy đến giữa thế kỉ XIX Nhật Bản đã lâm vào cuộc khủng hoảng hoảng trầm trọng, đặt ra yêu cầu Nhật Bản phải lựa chọn một trong hai con đường đó là tiếp tục duy trì chế độ phong kiến bảo thủ để bị các nước đế quốc xâu xé hay tiến hành cải cách duy tân, đưa Nhật phát triển theo con đường các nước tư bản phương Tây.

Nhật Bản đã lựa chọn con đường thứ hai. Tháng 1-1968, sau khi lên ngôi, Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện một loạt cải cách tiến bộ nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng một nước phong kiến lạc hậu, đưa Nhật Bản phát triển theo con đường của các nước tư bản phương Tây.

Cuộc Duy tân Minh Trị:

  • Tháng 01/1868 Sô-gun bị lật đổ. Thiên hoàng Minh Trị (Meiji) trở lại nắm quyền và thực hiện một loạt cải cách;
  • Nội dung cải cách Minh Trị: Tháng 1-1868, sau khi lên ngôi, Thiên hoàng Minh Trị (May-gi) đã thực hiện một loạt cải cách tiến bộ nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hâu.
  • Tính chất – ý nghĩa: Cải cách Minh Trị mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản; Nhật thoát khỏi số phận bị các nước tư bản phương Tây xâm lược; Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Nhật.

Bối cảnh trước khi cải cách

Từ giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản đã lâm vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng về chính trị, kinh tế – xã hội.

  • Đặt ra yêu cầu Nhật Bản phải lụa chọn một trong hai con đường: tiếp tục duy trì chế độ phong kiến bảo thủ để bị các nước đế quốc xâu xé hay tiến hành cải cách duy tân, đưa Nhật phát triển theo con đường các nước tư bản phương Tây.
  • Nhật Bản đã lựa chọn con đường thứ hai. Tháng 1 – 1968, sau khi lên ngôi, Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện một loạt cải cách tiến bộ nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng một nước phong kiến lạc hậu, đưa Nhật Bản phát triển theo con đường của các nước tư bản phương.

Cuộc cải cách Duy Tân Minh Trị ở Nhật Bản đã diễn ra nhằm đưa đất nước thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu và phát triển kinh tế. Cuộc cách mạng này đã đánh dấu sự thay đổi to lớn trong cấu trúc xã hội và chính trị của Nhật Bản.

Trước đó, Nhật Bản đối mặt với áp lực từ các nước phương Tây và chính sách bảo vệ đất nước đã không còn hiệu quả. Cuộc cải cách đã mang lại nhiều lợi ích cho Nhật Bản, như phát triển công nghiệp và thương nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của tư bản chủ nghĩa.

Tại sao Nhật Bản phải tiến hành cải cách

Tình hình kinh kế trước cải cách

Đầu thế kỉ XIX chế độ Mạc phủ ở Nhật Bản đứng đầu là Tướng quân [Sô- gun] làm vào khủng hoảng suy yếu.

Kinh tế:

  • Nông nghiệp lạc hậu, tô thuế nặng nề, mất mùa đói kém thường xuyên.
  • Công nghiệp: kinh tế hàng hóa phát triển, công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều, kinh tế tư bản phát triển nhanh chóng.

Xã hội: nổi lên mâu thuẫn giữa nông dân, tư sản thị dân với chế độ phong kiến lạc hậu.

Chính trị: Nổi lên mâu thuẫn giữa Thiên hoàng và Tướng quân.

Giữa lúc Nhật Bản khủng hoảng suy yếu, các nước tư bản Âu – Mĩ tìm cách xâm nhập.

  • Đi đầu là Mĩ dùng vũ lực buộc Nhật Bản “mở cửa” sau đó Anh, Pháp, Nga, Đức cũng ép Nhật ký các Hiệp ước bất bình đẳng.
  • Trước nguy cơ bị xâm lược Nhật Bản phải lựa chọn một trong hai con đường là: bảo thủ duy trì chế độ phong kiến lạc hậu, hoặc là cải cách.

Tại sao Nhật Bản phải tiến hành cải cách

Nhật Bản đã cải cách những gì?

Tháng 1/1868, sau khi lên ngôi, Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện một loạt cải cách tiến bộ nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng một nước phong kiến lạc hậu.

Cuộc Duy tân Minh Trị được tiến hành trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa – giáo dục. Cụ thể nội dung cải cách đối với từng lĩnh vực được tiến hành như sau:

  • Về chính trị: Thủ tiêu chế độ Mạc phủ, thành lập chính phủ mới; trong đó đại biểu của tầng lớp quý tộc tư sản hóa đóng vai trò quan trọng. Thực hiện “phế phiên, lập huyện” để xóa quyền lực của các đại danh, bãi bỏ hệ thống lãnh địa và danh hiệu của các đại danh. Đồng thời tuyên bố “tứ dân bình đẳng”. Năm 1889, Hiến pháp mới được ban hành quy định Nhật Bản là một quốc gia quân chủ lập hiến.
  • Về kinh tế: Triều đình ban bố quyền tự do buôn bán (kể cả ruộng đất) và đi lại. Thiết lập chế độ tiền tệ thống nhất là đồng Yên. Xây dựng cơ sở hạ tầng đặc biệt là đường sắt và phát triển chủ nghĩa tư bản đến tận các vùng nông thôn.
  • Về quân sự: Quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự thay cho chế độ trưng binh. Lục quân theo mô hình Lục quân Đức. Hải quân theo mô hình Hải quân Anh. Các công xưởng và nhà máy vũ khí theo mô hình công binh Pháp. Công nghiệp đóng tàu chiến được chú trọng, tăng cường mua và sản xuất vũ khí, đạn dược. Mời các giảng viên quân sự nước ngoài về để giảng dạy và đưa các sinh viên sĩ quan đến một số nước như Anh, Pháp học tập.
  • Về giáo dục: Đưa những thành tựu khoa học khoa học – kỹ thuật vào giảng dạy và thi hành chính sách giáo dục bắt buộc. Chú trọng đưa nội dung khoa học – kĩ thuật vào giảng dạy. Chất lượng dạy học cũng như chương trình chịu ảnh hưởng Hoa Kỳ và Phương Tây về nhiều mặt. Cử học sinh giỏi đi du học ở các nước phương Tây. Nội dung cải cách này đào tạo con người Nhật Bản có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật, năng động, sáng tạo. Con người là nhân tố tối quan trọng đưa đến sự phát triển của Nhật Bản trong thế kỉ XIX đến ngày nay

Trên đây là một số thông tin về Tại sao Nhật Bản phải tiến hành cải cách Du học Aloha tổng hợp và chia sẻ với các bạn. Hy vọng nội dung trên sẽ giúp các bạn hiểu thêm về văn hóa và tại sao Nhật lại phát triển vậy

Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm về các thông tin khác thì hãy đón đọc những bài viết mới của chúng tôi nhé!

© Copyright 2023 Aloha