So với các cường quốc thương mại trên thế giới, Nhật Bản
So với các cường quốc thương mại trên thế giới, Nhật Bản đứng vị trí thứ mấy? Đặc điểm của kinh tế Nhật Bản hiện nay thế nào?
Sau đây hãy cùng Du học Aloha khám phá nhé!
So với các cường quốc thương mại trên thế giới Nhật Bản
So với các cường quốc thương mại trên thế giới Nhật Bản đứng sau Hoa Kì, CHLB Đức và Trung Quốc.
Câu hỏi vận dụng So với các cường quốc thương mại trên thế giới Nhật Bản
Câu hỏi: So với các cường quốc thương mại trên thế giới Nhật Bản
- A. đứng sau Hoa Kì, CHLB Đức và trước Trung Quốc.
- B. đứng sau Hoa Kì, Liên bang Nga, Trung Quốc.
- C. đứng sau Hoa Kì, CHLB Đức và Trung Quốc.
- D. đứng sau Hoa Kì, Trung Quốc và trước CHLB Đức.
Đáp Án: C
Giải thích:
Dịch vụ là khu vực kinh tế quan trọng, chiếm 68% giá trị GDP (năm 2004). Trong dịch vụ, thương mại và tài chính là hai ngành có vai trò hết sức to lớn.
Nhật Bản đứng hàng thứ tư thế giới về thương mại (sau Hoa Kì, CHLB Đức và Trung Quốc). Bạn hàng của Nhật Bản gồm cả các nước phát triển và đang phát triển ở khắp các châu lục. Trong đó, quan nhất là Hoa Kì, Trung Quốc, EU, cá Đông Nam Á, Ô-xtrây-li-a,…
Đặc điểm kinh tế Nhật Bản
Kinh tế Nhật Bản là một nền kinh tế thị trường tự do phát triển. Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ ba thế giới theo GDP danh nghĩa và lớn thứ tư theo sức mua tương đương (PPP), ngoài ra Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ hai trong số các nước phát triển.
Nhật Bản là thành viên của G7 và G20. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, GDP bình quân đầu người theo sức mua tương đương (PPP) của quốc gia này đạt 41.637 Đô la Mỹ (2020). Do sự biến động của tỷ giá hối đoái mà GDP của Nhật Bản tính theo Đô la Mỹ thường xuyên bị biến động mạnh, bằng chứng là khi tính toán GDP của Nhật Bản theo Phương pháp Atlas thì GDP bình quân chỉ đạt khoản 39.048 Đô la Mỹ.
Ngân hàng Nhật Bản chịu trách nhiệm thực hiện các cuộc khảo sát hàng quý về tâm lý kinh doanh có tên là Tankan để dự báo nền kinh tế Nhật Bản trong tương lai. Nikkei 225 là sàn giao dịch chứng khoán lớn thứ ba trên thế giới theo vốn hóa thị trường, nơi đây chịu trách nhiệm phát hành các báo cáo về những cổ phiếu blue chip được niêm yết trên Japan Exchange Group.
Năm 2018, Nhật Bản là nhà xuất khẩu lớn thứ tư và cũng là nhà xuất khẩu lớn thứ tư thế giới. Đây là quốc gia xếp thứ hai về dự trữ ngoại hối với giá trị đạt khoảng 1.300 tỷ Đô la Mỹ. Nhật Bản xếp thứ 29 về chỉ số thuận lợi kinh doanh và thứ 5 chỉ số cạnh tranh toàn cầu.
Ngoài ra quốc gia này còn đứng đầu về chỉ số phức tạp kinh tế và thứ ba về thị trường người tiêu dùng trên thế giới.
Quốc gia sản xuất ô tô hàng đầu thế giới
Nhật Bản là quốc gia sản xuất ô tô lớn thứ ba đồng thời là quốc gia có ngành công nghiệp sản xuất hàng điện tử lớn nhất thế giới và thường xuyên nằm trong số các quốc gia tiên tiến nhất thế giới trong việc lưu trữ các hồ sợ bằng sáng chế toàn cầu.
Do vấp phải sự cạnh tranh ngày một tăng với Hàn Quốc và Trung Quốc, ngành sản xuất của Nhật Bản ngày nay chủ yếu tập trung vào các mặt hàng với hàm lượng công nghệ và độ chính xác cao như dụng cụ quang học, xe hơi hybrid và robot.
Cùng với vùng Kantō, vùng Kansai là một trong những cụm công nghiệp và trung tâm sản xuất hàng đầu cho nền kinh tế Nhật Bản. Nhật Bản là quốc gia chủ nợ lớn nhất thế giới. Nhật Bản thường nằm trong nhóm các quốc gia xuất siêu hàng năm và có thặng dư đầu tư quốc tế ròng đáng kể.
Nhật Bản nắm giữ số tài sản với giá trị nhiều thứ ba thế giới khi đạt 15.200 tỷ Đô la Mỹ, chiếm 9% tổng tài sản toàn cầu tính đến năm 2017. Tính đến năm 2017, có 51 trong tổng số 500 công ty thuộc Fortune Global 500 có trụ sở tại Nhật Bản, con số này ít hơn so với năm 2013 với 62 công ty. Đây là quốc gia lớn thứ ba thế giới về tổng tài sản.
Các thông tin khác về kinh tế Nhật
Nhật Bản từng là quốc gia có số tài sản và sự giàu có thứ hai thế giới chỉ sau Hoa Kỳ, tuy nhiên cho đến năm 2015 đã bị Trung Quốc vượt qua ở cả 2 chỉ tiêu kinh tế này. Nhật Bản cũng từng là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới về GDP danh nghĩa chỉ đứng sau Hoa Kỳ nhưng lại để Trung Quốc vượt qua vào năm 2010. Ngành sản xuất của Nhật Bản trước đây cũng từng xếp ở vị trí thứ hai thế giới (thậm chí từng suýt vượt qua cả Hoa Kỳ vào năm 1995), nhưng lại một lần nữa Trung Quốc nổi lên và vượt qua Nhật Bản vào năm 2007 và thậm chí là vượt qua cả Mỹ vào năm 2010. Do đó mà Nhật Bản ngày nay là nhà sản xuất hàng hóa lớn thứ ba trên thế giới xếp sau Trung quốc và Hoa Kỳ.
Sự sụp đổ của bong bóng tài sản năm 1991 diễn ra tại Nhật Bản đã tạo ra một thời kỳ nền kinh tế bị đình trệ hay còn được biết đến với cái tên gọi là thập niên mất mát, kinh tế Nhật đã trì trệ suốt hơn 30 năm kể từ đó tới nay. Từ năm 1995 đến 2007, GDP danh nghĩa đã giảm từ 5.330 tỷ Đô la Mỹ xuống còn 4.360 tỷ. Vào đầu những năm 2000, Ngân hàng Nhật Bản đã đặt ra mục tiêu khuyến khích tăng trưởng kinh tế thông qua một chính sách mới về nới lỏng định lượng. Mặc dù vậy mức nợ vẫn tiếp tục tăng do sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu giai đoạn 2007-08, Trận động đất ở Tōhoku vào năm 2011 và đại dịch COVID-19 bùng phát vào cuối năm 2019. Hậu quả là tính đến năm 2021, Nhật Bản có mức nợ công cao hơn đáng kể so với bất kỳ quốc gia phát triển nào khác với mức 266% GDP. Các khoản nợ này chủ yếu là đến từ trong nước vói 45% được nắm giữ bởi Ngân hàng Nhật Bản
Nền kinh tế Nhật Bản hiện nay phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng do dân số già hóa và đang có xu hướng giảm, dân số của quốc gia này từng đạt đỉnh 128 triệu người vào năm 2010 và đã giảm xuống còn 125,9 triệu người vào năm 2020. Các dự báo cho thấy dân số sẽ còn tiếp tục giảm và thậm chí là có khả năng giảm xuống dưới 100 triệu vào cuối thế kỷ 21
Trên đây là thông tin về So với các cường quốc thương mại trên thế giới Nhật Bản mà Du học Aloha đã tổng hợp. Hy vọng qua nội dung trên bạn sẽ có câu trả lời chính xác.
Nếu quan tâm tới các thông tin về địa lý – kinh tế – văn hóa Nhật thì hãy theo dõi bài viết khác của chúng tôi nhé
Có thể bạn quan tâm: