• 0973.344.828 -
  • aloha.edu.vn@gmail.com

Rượu Sake là gì? Làm từ gì? Sản xuất từ gạo không? Quy trình thế nào?

Rượu Sake là gì? Rượu Sake làm từ gì? Gạo sake là gạo gì? Đây được coi là “quốc tửu” ở xứ Phù Tang, chứa đậm bản sắc văn hóa của một dân tộc tôn trọng lễ nghi và truyền thống.

Vậy khi uống rượu Sake cần lưu ý gì? Nó có tốt cho sức khỏe không? Say đây hãy cùng Du học Aloha khám phá về nét văn hóa rượu Sake của Nhật qua nội dung sau nhé!

Rượu Sake là gì

Rượu Sake là gì?

Rượu Sake là là một loại đồ uống có cồn được làm bằng cách lên men gạo đã được xay xát và đánh bóng để loại bỏ cám. Mặc dù trong tiếng Anh được gọi là “rice wine” (“rượu gạo”), khác với rượu vang (“wine”), trong đó rượu được sản xuất bằng cách lên men đường tự nhiên có trong trái cây (thường là nho), sake được sản xuất bởi một quy trình sản xuất gần giống với bia, nơi tinh bột được chuyển hóa thành đường, lên men thành rượu.

Trong tiếng Nhật, từ sake (酒 (tửu) phát âm tiếng Nhật: [sake]) có thể chỉ bất kỳ đồ uống có cồn nào, trong khi đồ uống có tên “sake” trong tiếng Anh thường được gọi là nihonshu (日本酒 (Nhật Bản tửu) ‘rượu Nhật’).

Theo đạo luật về đồ uống có cồn của Nhật Bản, sake được dán nhãn bằng từ “seishu” (清酒 (thanh tửu)? ‘rượu trong sạch’), một từ đồng nghĩa không được sử dụng phổ biến trong giao tiếp thường ngày.

Ở Nhật Bản, nơi sake là đồ uống mang tầm quốc gia, sake thường được phục vụ trong các nghi thức đặc biệt, được làm ấm nhẹ trong một chiếc bình nhỏ bằng sứ hoặc đất nung và nhấm nháp từ một chiếc cốc sứ nhỏ gọi là sakazuki. Như với rượu vang, nhiệt độ phục vụ được đề nghị thay đổi nhiều theo tùy loại.

Rượu Sake là gì

Rượu Sake làm từ gì

Rượu sake được làm từ gạo, theo đó tinh bột từ gạo sẽ được chuyển hóa thành đường, sau đó lên men thành rượu. Mặc dù được gọi là rượu nhưng rượu sake được sản xuất theo quy trình tương tự quy trình sản xuất bia hơn so với quy trình sản xuất rượu. 

Sake là loại rượu ra đời ở Nhật Bản từ thời xa xưa, nhưng các kỹ thuật sản xuất rượu sake hiện đại bắt đầu được phát triển từ thế kỷ 14 bởi các nhà sư ở những ngôi đền gần Nara, Kyoto và Osaka.

Gần đây, rượu sake Nhật Bản đã dần dần trở nên phổ biến trên toàn cầu. Các nhà máy sản xuất rượu sake có thể được tìm thấy ở Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Úc, cũng như các khu vực khác trên khắp châu Á.

Tuy rượu sake là “thức uống quốc gia” của Nhật Bản, nhưng sản lượng rượu của Nhật Bản đã bắt đầu suy giảm kể từ những năm 1970.

Gạo Sake là gạo gì?

Gạo Sake theo tiếng Nhật được gọi là “Shuzuo Kotekimai” hay “Sakamai” là tên gọi cho gạo sản xuất rượu sake và hoàn toàn khác với gạo ăn thông thường. Khi làm rượu Sake thì phải phải mài bỏ lớp ngoài đi chỉ để lại lớp lõi tinh bột bên trong hạt gạo và phần lõi tinh bột đó sẽ trở thành phần chính để lên men.

Việc tỉ lệ mài gạo càng cao thì rượu sake sẽ càng ngon tuyệt hảo, tinh khiết hơn.

Lịch sử rượu Sake Nhật Bản

Không ai biết chắc về nguồn gốc của Sake nhưng một số nhà nghiên cứu lịch sử ẩm thực cho rằng món đồ uống này được ủ từ những năm 300 trước Công Nguyên, một vài thế kỷ sau nền văn minh lúa nước xuất hiện tại Nhật Bản.

Người Nhật thời xa xưa nhai cơm, hạt kê và hạt dẻ rồi nhổ vào một chiếc bình lớn, cho tới khi họ phát hiện ra men và enzyme nấm có thể thay thế nước bọt thì cách ủ Sake mới được hình thành và cải tiến qua nhiều thế kỷ.

Rượu Sake là một phần trong nghi lễ cổ xưa, được dùng để tẩy trần trong các đền thờ. Người Nhật cho rằng uống Sake đem lại cảm giác đặc biệt như đang được dịch chuyển đến một thế giới khác, thoát tục và tâm hồn thanh thản.

Theo truyền thống ở Nhật, người ta dùng rượu Sake để ăn mừng trong các dịp lễ hội, ngày mùa cùng các nghi thức cúng tế, dâng hiến cho thần linh. Vì vậy có thể nói đây là một loại rượu mang đậm tính tâm linh gắn liền với cuộc sống của người dân xứ hoa anh đào.

Sake lần đầu tiên được nhắc đến trong quyển Kojiki – một cổ thư về lịch sử của Nhật Bản, viết vào thế kỷ thứ 8. Ngày nay, hầu như ở khắp nơi trên thế giới, mọi người đều có thể thưởng thức rượu Sake mà chẳng cần phải đích thân lặn lội đến Nhật Bản.

Rượu Sake Nhật bao nhiêu độ?

Khác với những dòng rượu chưng cất, rượu mạnh như Shochu hay Whisky, rượu Sake có cách làm tương tự bia, nên nồng độ rượu nhẹ, thường trong khoảng 13%-17%.

Ở nồng độ này, rượu dễ uống với cả nữ giới và phù hợp với nhiều người hơn. Đặc biệt, đa phần các dòng rượu sake thường không gây say, mệt mỏi, chóng mặt sau khi uống như các dòng rượu cao độ khác.

Rượu Sake gồm những loại nào?

Trong văn hóa Nhật thì rượu Sake cũng có rất nhiều loại với từng vùng miến khác nhau. Để phân loại rượu sake, bạn cần chú tâm một số yếu tố như loại gạo, nơi sản xuất, mức độ gạo được đánh bóng, quy trình sản xuất, cách lọc…

Sake bắt nguồn từ dòng rượu truyền thống của Nhật với những nét đặc trưng riêng. Hương vị rượu sake của các dòng rượu khác nhau bởi cách ủ, độ xay xát của hạt gạo, từ đó mang lại hương vị độc đáo riêng.

Junmai (純 米)

Junmai trong tiếng Nhật có nghĩa là “gạo nguyên chất”, dùng để chỉ dòng rượu chỉ được ủ bằng gạo, nước, men và Koji, không thêm các chất phụ gia như đường, rượu. Ngoài ra, Junmai còn để chỉ rượu được làm từ gạo có tỉ lệ đánh bóng ít nhất 70%.

Về hương vị, các dòng rượu Junmai thường đậm đà, nồng nà hơn, có tính acid nhẹ (hơi chua). Hầu hết các dòng rượu Junmai đều được khuyên nên dùng cùng đá lạnh, thưởng thức ở nhiệt độ phòng hoặc thời tiết ấm áp sẽ giúp bỏ bớt độ chua, đồng thời mang lại hương vị tươi mới, phong phú.

Rượu Sake Junmai

Honjozo (本醸造)

Tương tự như Junmai, Honjozo sử dụng gạo có độ đánh bóng ít nhất 70%. Tuy nhiên, rượu Honjozo chứa một lượng nhỏ rượu chưng cất, giúp làm mịn hương vị và mùi thơm của rượu sake nguyên bản.

Chính vì vậy, rượu Sake Honjozo thường nhẹ, dễ uống, có thể thưởng thức dạng ướp lạnh hoặc làm ấm đều được.

Rượu Sake Honjozo

Ginjo (吟 醸) và Junmai Ginjo

Ginjo là loại rượu sake cao cấp sử dụng gạo có tỉ lệ đánh bóng ít nhất 60%. Bên cạnh đó, rượu được ủ với loại men và kỹ thuật đặc biệt. Từ đó, mang hương vị rượu nhẹ, mùi trái cây và thường khá thơm. Trong đó, Junmai Ginjo dùng để chỉ những chai rượu “nguyên chất” không chứa thêm chất phụ gia.

Rượu Sake Ginjo và Junmai Ginjo đa phần dễ uống và thường được khuyên dùng cho những người lần đầu uống rượu sake. Hương vị nhẹ đặc trưng của rượu Ginjo và Junmai Ginjo được khuyên nên uống ướp lạnh để giữ được hương vị nguyên bản nhất.

Rượu Sake Ginjo và Junmai Ginjo

Daiginjo (大 吟 醸) and Junmai Daiginjo

Daiginjo (大 吟 醸) and Junmai Daiginjo được ví như chiếc Rolls Royce của thế giới rượu Sake, đây vừa là một ví dụ thú vị, vừa diễn tả đúng nhất về dòng rượu siêu cao cấp này. Đây cũng được coi là đỉnh cao của người nghệ nhân làm làm rượu sake.

Một chai rượu Daiginjo hay Junmai Daiginjo có thể đắt đỏ, khó mua, nhưng hương vị mà rượu mang lại thực sự đúng với câu “tiền nào của nấy”.

Các dòng rượu Daiginjo hay Junmai Daiginjo được xem như niềm tự hào của các nhà sản xuất rượu. Để sản xuất được dòng rượu Daiginjo trứ danh, người nghệ nhân cần xay xát gạo ít nhất 50%, ủ rượu theo quy trình nghiêm ngặt và tỉ mỉ. Đổi lại, các dòng rượu Daiginjo thường rất thơm, với phức hợp hương hoa quả tự nhiên, dễ uống.

Rượu Sake Daiginjo

Futsushu (普通 種)

Futsushu đôi khi được gọi là “table sake” (Rượu sake để bàn). Bởi loại gạo ủ rượu có độ đánh bóng khoảng từ 70% đến 93%, đôi khi không đủ tiêu chuẩn của rượu sake.

Dòng rượu Sake Futsushu thường rẻ và không ấn tượng lắm về hương vị, ngoài ra, bạn có thể sẽ có cảm giác nôn nao, khó chịu hơn các dòng sake khác. Tuy nhiên, nếu bạn đang tìm kiếm dòng rượu ngon, hương vị đặc biệt để làm quà Tết, tặng bạn bè thì Futsushu không phải là lựa chọn tốt.

Rượu Sake Futsushu

Shiboritate (し ぼ り た て)

Rượu Sake của Nhật thường không ủ lâu như rượu vang, tuy nhiên nó thường được để “chín” trong khoảng 6 tháng hoặc hơn để làm lắng đọng hương vị rượu. Thế nhưng, dòng rượu Sake Shiboritate đi trực tiếp từ máy ép vào chai và bày bán ngay sau đó.

Rượu Sake Shiboritate có hương thơm hấp dẫn, quyện cùng vị trái cây, một số người còn ví Shiboritate giống như rượu vang trắng.

Nama-zake (生 酒)

Hầu hết các loại rượu sake đều được thanh trùng hai lần, một lần sau khi pha và một lần trước khi đóng chai. Thế nhưng, Nama-zake đặc biệt ở chỗ không được khử trùng, vì vậy, dòng Sake trên luôn cần được bảo quản lạnh. Các dòng rượu Nama-zake thường có hương vị trái cây tươi mát, vị ngọt ngào.

Rượu Sake Nama-zake

Nigori (濁 り)

Nếu bạn thường thấy rượu sake có màu nhạt, trong và mờ thì Nigori là một nét độc đáo. Nigori trong tiếng Nhật là “mây”, đúng với tên gọi, rượu Sake Nigori có màu đục, trắng mờ, đôi khi có cặn gạo bên trong.

Thực chất, rượu Nigori được tạo ra bằng cách cố ý để bột gạo còn sót lại sau quá trình lọc, đem lại màu sắc độc đáo riêng. Rượu Nigori thường ngọt, hương vị kem và sền sệt hơn so với các dòng sake trên.

Để thưởng thức trọn vẹn hương vị, bạn nên uống Nigori kiểu lạnh thay vì hâm nóng. Bên cạnh đó, dòng rượu này cũng là một sự kết hợp tuyệt vời đối với các món lẩu Thái, đồ ăn cay.

Jizake (地 酒)

Jizake có nghĩa “sake địa phương” và là một điều thú vị cần thử khi đến các vùng khác nhau của Nhật. Sake Jizake được ủ trên nhiều vùng của nước Nhật, mỗi dòng Jizake của từng địa phương sẽ phù hợp với ẩm thực từng địa phương. Vì là dòng rượu sake địa phương nên Jizake thường có hương vị tươi mới, và mức giá hợp lý, không quá đắt đỏ.

Rượu Sake Jizake

Koshu (古酒)

Hầu hết các loại rượu sake đều trải qua thời gian “trưởng thành” dưới một năm. Giai đoạn này rượu được bảo quản lạnh hoặc để ở nhiệt độ phòng, trong các thùng gỗ, thùng kim loại hoặc đóng chai.

Koshu dễ dàng phân biệt so với các dòng sake tươi hay chưa ủ bởi màu vàng hoặc màu hổ phách đậm hơn. Hương vị rượu sake Koshu đôi khi được ví như các đồ uống phương Tây như Sherry hay Brandy.

Koshu Sake thường được nhấm nháp với một lượng ít và được dùng như đồ uống tráng miệng với đồ ăn nhẹ như socola, trái cây khô hay cheese.

Uống rượu sake có tốt không?

Một số bài báo cho rằng uống rượu sake rất có lợi cho chất lượng giấc ngủ và làn da, ngoài ra loại đồ uống này còn có đặc tính chống viêm cho những người mắc bệnh tiểu đường.

Tuy nhiên, những bài báo này được đăng dựa trên các nghiên cứu thực hiện trên men rượu sake – một loại thực phẩm bổ sung không chứa cồn, chứ không phải rượu sake.

Vì vậy, cần thêm nhiều nghiên cứu hơn về lợi ích sức khỏe của rượu sake.

Một số lợi ích được ghi nhận của rượu sake bao gồm:

Hỗ trợ tiêu hóa

Trong rượu sake có chứa một loại vi khuẩn sống trong axit lactic được gọi là lactobacillus. Lactobacillus là một chế phẩm sinh học có thể giúp giải quyết các vấn đề về tiêu hóa, đặc biệt là tiêu chảy do vi khuẩn có hại hoặc tiêu chảy do sử dụng kháng sinh.

Tuy nhiên thật không may, rượu sake ngày nay lại chứa ít axit lactic hơn nhiều so với trước đây. Axit lactic hiện chủ yếu được tìm thấy trong rượu samhaeju – rượu gạo truyền thống của Hàn Quốc, nhiều hơn là rượu sake.

Điều này được giải thích là do quá trình lên men rượu sake đã được công nghiệp hóa bởi các nhà sản xuất bia Nhật Bản vào đầu thế kỷ 20, sự góp mặt của vi khuẩn đóng một vai trò nhỏ hơn nhiều trong quy trình sản xuất hiện đại.

Giảm nguy cơ mắc bệnh

Uống rượu với số lượng vừa phải có thể tốt cho sức khỏe của người dùng: uống trung bình 1 ly nhỏ mỗi ngày đối với phụ nữ và 1-2 ly đối với nam giới.

Một nghiên cứu về tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân ở nam giới và phụ nữ Nhật Bản đã phát hiện ra rằng uống rượu vừa phải sẽ làm giảm đáng kể một số như bệnh ung thư và bệnh tim. Phụ nữ được hưởng lợi nhiều hơn đối với sức khỏe tim mạch và nam giới được hưởng lợi nhiều hơn đối với nguy cơ ung thư.

Bên cạnh đó, uống rượu vừa phải cũng giúp giảm nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ, nhưng lại không ảnh hưởng đến các loại đột quỵ khác. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng tỷ lệ mắc tất cả các loại đột quỵ đều tăng ở những người nghiện rượu nặng.

Những người uống rượu ít đến vừa phải cũng giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Những người mắc bệnh tiểu đường uống một lượng nhỏ rượu sake có thể có nguy cơ mắc các biến chứng liên quan đến bệnh tim thấp hơn. Cần nhấn mạnh rằng lợi ích chỉ áp dụng cho những người uống rượu vừa phải với liều lượng như trên.

Ngoài ra, cần có nhiều nghiên cứu sâu hơn để xác minh những lợi ích từ việc uống rượu sake vừa phải với các loại bệnh tật. Không có chuyên gia nào khuyến khích những người không uống rượu nên bắt đầu uống rượu vì lợi ích sức khỏe của họ. Trên thực tế, có nhiều lợi ích tốt hơn khi lựa chọn lối sống lành mạnh nói không với rượu bia.

Rượu Sake là gì

Quy trình sản xuất rượu Sake Nhật Bản

Sake được sản xuất tương tự như cách người ta làm ra bia, tuy nhiên bia được làm từ men của mạch nha để chuyển hóa tinh bột thành đường, trong khi Sake dùng một loại men khác để thực hiện quá trình này.

Các nguyên liệu để sản xuất Sake rất đặc biệt, từ nguồn nước tinh khiết và trong suốt trên thượng nguồn, những ngọn núi, những thác nước, sông, hồ xanh biếc.

Người Nhật có câu: “Ở đâu có nguồn nước ngon, ở đó có nhà máy sản xuất rượu Sake”.

Đúng thật là đối với việc làm rượu thì nước là một yếu tố vô cùng quan trọng, chất lượng của rượu ảnh hưởng rất nhiều từ nguồn nước và những khoáng chất có trong nó.

Đối với rượu Sake, ngoài nước thì gạo cũng là một phần quan trọng.

Những loại gạo được trồng chuyên dụng để sản xuất rượu Sake có tên gọi là Shuzo Kotekimai hay Sakamai.

Trước khi nấu rượu, người ta phải mài những hạt gạo này để lấy phần lõi trắng ở giữa chứa hàm lượng tinh bột dồi dào nhất dùng cho việc lên men, đồng thời gạt bỏ đi phần chất béo và protein ở lớp vỏ ngoài.

Sau đó, gạo được mang đi rửa và ngâm trong một khoảng thời gian nhất định rồi đem nấu thành cơm.

Quy trình tiếp theo là để cơm lên men với một loại vi nấm có tên là Koji trong thời gian từ 35 – 48 giờ, khiến tinh bột bị phân hủy và chuyển hóa thành đường.

Nhiệt độ và độ ẩm trong hầm nấu rượu sẽ được theo dõi điều chỉnh liên tục 3 – 4 một lần để cho ra một mẻ rượu thơm ngon, chuẩn vị.

Công đoạn tiếp theo là thúc đẩy quá trình lên men để tăng thêm hương vị cho rượu:

  • Lên men Moto từ 14 – 28 ngày: Đem vi nấm Koji, nấm men, cơm nấu hòa cùng nước.
  • Lên men Moromi từ 18 – 32 ngày: Tiếp tục hòa trộn thêm vi nấm Koji, cơm nấu và một lượng nước vào trong Moto thành 3 giai đoạn liên tục trong 4 ngày.

Hoàn tất quá trình trên, rượu Sake thô sẽ được ép chia thành hai loại: rượu Seishu trắng trong và rượu Sakeasu trắng có bã.

Tùy theo hãng sản xuất mà rượu sẽ được lọc qua một loại than bột tinh chế hoặc không lọc để giữ nguyên hương vị tự nhiên vốn có.

Cuối cùng, những bình rượu Sake được mang đi ủ trong một thời gian nhất định trước khi đem đi xuất khẩu khắp nơi trên thế giới.

Các thưởng thức rượu Sake

Sake có thể uống lạnh, hâm nóng, ở nhiệt độ thường hoặc thêm đá. Thông thường sẽ dùng nhiệt theo kiểu trái mùa, đông hâm nóng còn hạ uống lạnh. Sake nóng được đựng trong các bình gốm nhỏ tên là Tokkuri và dùng chén nhỏ gọi là Choko.

Cũng có loại Sake đặc biệt chỉ để uống lạnh.

Người ta còn phân biệt Sake nữ, loại rượu làm bằng nước mềm, có vị dịu và Sake nam, loại làm từ nước cứng, có nhiều muối canxi và magie, vị hơi đắng.

Để thưởng thức Sake đúng cách nhất, bạn hãy nhấp một ít rượu, để rượu tan trong lưỡi rồi miệng, sau đó thở lên bằng mũi thật chậm và cuối cùng là nuốt xuống để cảm nhận toàn bộ hương vị của rượu.

Sake phải được bảo quản ở nơi mát mẻ, tránh ánh nắng mặt trời và thường phải uống trong vòng 1 năm sau khi được đóng chai để có thể tận hưởng tối đa sự tinh khiết.

Quy tắc uống rượu Sake cũng khá phức tạp, có một số điều luật thép mà bạn không nên phạm phải, nhất là khi bạn có dịp uống rượu Sake với một người Nhật Bản chân chính.

  • Thứ nhất, bạn không bao giờ tự rót rượu cho bản thân, mà phải rót rượu cho những người uống cùng bạn trước. Nếu có người muốn rót rượu cho bạn thì bạn phải nâng ly bằng hai tay và tiếp nhận, uống một ngụm trước khi đặt ly xuống bàn.
  • Thứ hai, nếu như vị host người Nhật vẫn còn đang uống và họ có ý định mời bạn một ly thì bạn không nên từ chối. Nếu như muốn báo hiệu rằng bạn đã uống đủ thì hãy lật úp ly rượu của bạn lại.

So sánh rượu Sake và rượu Vang

Rượu Sake và rượu vang đều là thức uống có cồn được lên men, không qua chưng cất và mang nét văn hóa đặc trưng riêng của mỗi quốc gia.

Chất lượng của hai loại rượu này đều phụ thuộc vào các nguyên liệu sản xuất như: nước, chất lượng men, điều kiện thời tiết trong quá trình ủ, nhiệt độ ủ, tay nghề của người ủ rượu…

Ngoài những điểm chung vừa kể trên, Sake và vang có những điểm khác biệt sau đây:

  • Độ cồn của rượu Sake thay đổi từ 8 – 20%, với mức trung bình từ 15 – 16%. Trong khi độ cồn của rượu vang dao động từ 12 – 15%.
  • Hương thơm của sake thể hiện dưới dạng caramel, các loại hạt và trái cây, không phong phú bằng rượu vang với các hương hoa hấp dẫn như hoa hồng, cam chanh, violet, oải hương…
  • Rượu sake được làm từ 80% nước nên có hương vị cân bằng, nhẹ và chứa ít axit hơn rượu vang.
  • Niên vụ rượu vang (vintage) là năm thu hoạch nho dùng để sản xuất rượu, do đó chất lượng nho ảnh hưởng rất lớn đến rượu vang thành phẩm. So với sake, sự thay đổi trong chất lượng hạt gạo hàng năm ít có tác động hơn, mà thay vào đó là các quy trình và kỹ thuật sản xuất sẽ ảnh hưởng đến sản phẩm cuối cùng.
  • Bạn có thể kết hợp rượu sake với đa dạng thực phẩm khác nhau.

Câu hỏi thường gặp

Sau đây là một vài câu hỏi thường gặp về rượu Sake Nhật Bản mà bạn đọc thắc mắc:

Sake có mùi vị ra sao và thích hợp với món ăn nào?

Rượu Sake thường có nồng độ cồn cao hơn rượu vang một chút, khoảng 15%. Hương vị rượu Sake rất đa dạng, phụ thuộc vào độ ngọt của rượu. Sake thường có độ chua acid thấp hơn rượu vang nhưng cao hơn bia.

Một điểm đặc trưng của Sake đó là loại rượu này chứa rất nhiều acid amino, bởi vậy mà rượu có độ sánh cao và vị giữa lại rất lâu (đặc tính Umami). Rượu Sake rất phù hợp dùng chung với ẩm thực Nhật Bản truyền thống. Ngoài ra, nhờ đặc tính Umami nên dòng rượu này có thể kết hợp tốt với cả các món ăn phương Tây lẫn món ăn châu Á.

Mặc dù gạo làm rượu có vị khá đơn giản, tuy nhiên rượu Sake, đặc biệt là Gịno-Shu lại có hương vị tương tự như trái cây như táo, chuối,… Những hương vị này được tạo nên bởi tay nghề làm rượu đáng nể của các nhà sản xuất.

Rượu Sake có ngọt không?

Trên nhãn nhiều chai Sake có dòng chữ “nihonshudo”. Đây là một thuật ngữ khoa học để chỉ trọng trường và đôi khi còn là Chỉ số Giá trị Sake (SMV). Chỉ số “nihonshudo” càng cao chứng tỏ rượu vàng nhẹ và không ngọt. Ngoài ra, nồng độ acid, mùi hương và nồng độ cồn cũng ảnh hưởng không nhỏ tới độ ngọt của Sake.

Nên uống Sake ở nhiệt độ nào?

Rượu Sake có thể uống theo các cách như:

  • Hâm nóng: Đây là phương pháp uống Sake truyền thống. Thông thường nhiệt độ từ 43-45 độ C là lý tưởng. Ở nhiệt độ cao, những chai sake được ngâm ủ lâu, với nồng độ acid cao sẽ có vị thơm ngon hơn. Còn Sake có phức hợp hương thơm tinh tế thì nên uống ở nhiệt độ 35-40 độ C.
  • Làm lạnh: Rượu Sake có hương hoa quả đậm đà, như gịno-shu và Sake chưa được tiệt trùng (nama) uống ngon hơn ở nhiệt độ lạnh, khoảng 10 độ C.
  • Ngâm đá: Thích hợp cho tiết trời mùa hè.

Uống Sake nên dùng ly hay cốc?

Thông thường, người ta hay dùng loại cốc nhỏ bằng gốm hay sứ để uống sake. Vào những dịp lễ nghi thì loại cốc gỗ hình vuông cũng được sử dụng.

Còn với Sake ướp lạnh thì nên dùng cốc thủy tinh nhỏ hay ly rượu vang.

Bảo quản rượu Sake như thế nào?

Nhiệt độ cao và ánh sáng mạnh khiến Sake bay mùi. Do vậy, ta nên bảo quản Sake ở phòng tối và lạnhgiống như hầm bảo quản rượu vang. Rượu Sake nên uống trong vòng 1 năm sau khi đóng chai.

Khi đã mở nắp chai rượu mà muốn bảo quản tiếp thì ta nên đóng chặt nắp và lưu trữ ở nhiệt độ lạnh và dùng hết trong khoảng 1 tháng.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết rượu sake là gì và có những kiến thức hay, bổ ích về rượu sake.

Giống như rượu nếp của Việt Nam, Sochu của Hàn Quốc hay Tequila của Mexico, rượu Sake cũng mang đậm nét văn hóa của người bản xứ và ngày càng được yêu thích rộng rãi trên thế giới.

Trên đây là một số thông tin về Rượu Sake là gì Du học Aloha muốn chia sẻ với các bạn. Hy vọng nội dung trên sẽ giúp các bạn hiểu thêm về quốc tửu của xứ Phù Tang.

Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm về các thông tin khác thì hãy đón đọc những bài viết mới của chúng tôi nhé!

© Copyright 2023 Aloha