Otaku là gì? Nguồn gốc tên gọi và dấu hiện nhận biết Otaku
Otaku là gì? Nguồn gốc tên gọi Otaku là j? Cách nhận biết một người thuộc giới Otaku như thế nào? Đây có lẽ là sự thắc mắc đến từ rất nhiều những bạn trẻ trên thế giới.
Nhiều người vẫn thường thắc mắc tại sao lại gọi anh này, chị kia là Otaku? Vậy Otaku được định nghĩa như thế nào? Và tại sao họ lại gọi những người đó là Otaku? Sau đây hãy cùng Du học Aloha khám phá nhé!
Otaku là gì?
Otaku là một từ tiếng Nhật miêu tả những người có sở thích mãnh liệt, đặc biệt là trong anime và manga, trò chơi video hoặc máy tính. Cách sử dụng từ này đương thời bắt nguồn từ một bài tiểu luận của Nakamori Akio đăng trên Manga Burikko vào năm 1983.
Otaku có thể được dùng như một từ miệt thị với hàm ý tiêu cực, bắt nguồn từ một góc nhìn rập khuôn về otaku như những kẻ bị xã hội ruồng bỏ và truyền thông đưa tin về Miyazaki Tsutomu qua vụ “Sát nhân otaku” vào năm 1989.
Theo các nghiên cứu được xuất bản vào năm 2013, thuật ngữ này đã mang ít tính tiêu cực hơn, và ngày càng đông người giờ đây tự nhận mình là otaku, cả ở Nhật Bản lẫn nhiều nơi khác. Trong số 137.734 bạn thanh thiếu niên nhận được khảo sát ở Nhật Bản vào năm 2013, 42.2% bạn tự nhận mình là một loại otaku
Tiểu văn hóa Otaku là đề tài trung tâm của nhiều tác phẩm anime và manga, phim tài liệu và nghiên cứu học thuật. Tiểu văn hóa bắt đầu ở thập niên 1980 khi tâm lý xã hội thay đổi và nuôi dưỡng những đặc tính otaku ở các trường học Nhật Bản, cộng với những cá nhân như thế cam chịu việc về sau chắc chắn bị xem là những kẻ bị xã hội ruồng bỏ.
Sự ra đời của tiểu văn hóa trùng hợp với sự bùng nổ của anime, sau khi ra đời các tác phẩm như Mobile Suit Gundam trước khi nó phân nhánh thành Comic Market. Tiểu văn hóa otaku tiếp tục phát triển cùng với sự mở rộng của internet và phương tiện truyền thông, khi mà nhiều bộ anime, trò chơi video, chương trình và truyện tranh ra đời. Sau đấy định nghĩa về otaku trở nên phức tạp hơn và nhiều cách phân loại otaku đã xuất hiện.
Năm 2005, Viện nghiên cứu Nomura chia otaku thành 12 nhóm và ước tính quy mô cũng như tác động thị trường của từng nhóm này. Những tổ chức khác thì chia nhỏ nhóm hơn nữa hoặc chú trọng vào một sở thích otaku duy nhất. Các ấn phẩm này phân loại từng nhóm riêng biệt bao gồm otaku anime, manga, máy ảnh, ô tô, thần tượng và điện tử. Năm 2005, tác động kinh tế của otaku được ước tính lên tới 2 nghìn tỷ yên Nhật (18 tỷ đô la Mỹ)
Nguồn gốc tên gọi Otaku
Otaku bắt nguồn từ một thuật ngữ tiếng Nhật để chỉ ngôi nhà hoặc gia đình của người khác (お宅, otaku). Từ có thể được dùng ẩn dụ dưới dạng một phần của kính ngữ trong tiếng Nhật thành một đại từ ngôi thứ hai. Theo cách dùng này, từ dịch có nghĩa là “bạn”. Nó gắn liền với một vài phương ngữ tiếng Nhật phương Tây và các bà nội trợ, mang ít tính trực tiếp và xa cách hơn các đại từ thân mật, chẳng hạn như anata và các đại từ nam tính, như kimi và omae.
Nguồn gốc của việc sử dụng đại từ này đối với những người hâm mộ manga/anime ở thập niên 1980 hiện chưa rõ. Những người hâm mộ khoa học viễn tưởng sử dụng otaku để xưng hô với các chủ nhân cuốn sách vào cuối thập niên 1960. Nhà phê bình xã hội Ōtsuka Eiji cho rằng otaku được dùng vì nó cho phép những người gặp nhau lần đầu (chẳng hạn như tại một hội nghị) tương tác từ khoảng cách thoải mái.
Một giả thuyết cho rằng otaku được tác giả khoa học viễn tưởng Arai Motoko phổ biến thành một đại từ trong một bài tiểu luận đăng trên tạp chí Variety vào năm 1981, một giả thuyết khác lại cho rằng nó được phổ biến bởi những người hâm mộ xưởng phim anime Gainax, mà một vài trong số những nhà sáng lập xưởng phim đến từ tỉnh Tottori ở miền Tây Nhật Bản (nơi thường dùng từ otaku). Đại từ này cũng được các nhân vật Ichijyo Hikaru và Lynn Minmay sử dụng trong bộ anime nổi tiếng Macross, (trình chiếu lần đầu vào năm 1982); họ gọi nhau là otaku cho đến khi họ hiểu nhau hơn.
Dạng tiếng lóng hiện đại (được phân biệt với cách sử dụng cũ hơn nhờ viết bằng hiragana (おたく), katakana (オタク hoặc, ít thường xuyên hơn, ヲタク) hoặc hiếm khi bằng rōmaji) lần đầu xuất hiện trong diễn ngôn công cộng ở thập niên 1980, thông qua tác phẩm của tiểu luận gia và cây viết hài Nakamori Akio. Bộ ‘Otaku’ Research (『おたく』の研究 “Otaku” no Kenkyū) năm 1983 của ông được in trên tạp chí lolicon Manga Burikko, đã áp dụng thuật ngữ này dưới dạng từ miệt thị dành cho những người hâm mộ “khó ưa”, cụ thể là công kích phong cách thời trang và ngoại hình bị xem là nghèo nàn của họ. Nakamori đặc biệt chỉ trích “những kẻ cuồng manga” hướng đến các nhân vật nữ dễ thương, và giải thích cái mác otaku của mình là thuật ngữ xưng hô được dùng giữa những học sinh sơ trung trong những hội thảo manga và anime.
Năm 1989, vụ án Miyazaki Tsutomu (hay “Kẻ sát nhân Otaku”) đã làm cho cộng đồng người hâm mộ bị chú ý theo cách rất tiêu cực trên toàn quốc. Miyazaki (sát nhân chọn ngẫu nhiên và sát hại bốn cô gái) có một bộ sưu tập gồm 5.763 băng video, một số chứa anime và phim chặt chém được tìm thấy xen lẫn với các cuốn băng video và hình ảnh các nạn nhân. Cuối năm ấy, tạp chí tri thức đương đại Bessatsu Takarajima đã dành số thứ 104 cho chủ đề otaku. Bài viết có nhan đề là Otaku no Hon (おたくの本 lit. Cuốn sách otaku) và đi sâu vào tiểu văn hóa otaku với 19 bài viết của những nhân vật nội bộ otaku, trong số đó có Nakamori Akio. Ấn phẩm này được học giả Rudyard Pesimo cho là đã phổ biến thuật ngữ này.
Cách nhận biết một Otaku chính hiệu
Như đã nói ở trên, Otaku là từ để chỉ những người quá say mê và yêu thích một điều gì đó đến mức thể hiện nó ra ngoài một cách mãnh liệt.
Ví dụ như việc một người yêu thích một nhân vật trong Anime hoặc Manga đến mức họ săn tìm tất cả những sản phẩm có chứa tên hoặc hình tượng nhân vật đó. Họ say sưa trò chuyện, tìm ra người có chung sở thích của mình và lập ra hội những người hâm mộ nhân vật – bộ phim đó.
Tại hầu hết các cửa hàng bán truyện tranh hoặc băng đĩa phim hoạt hình Nhật Bản (thường được gọi chung với cái tên Animate) bạn sẽ rất dễ dàng bắt gặp các Otaku.
Và một điều thường dễ thấy rằng, nếu đó là một Otaku chính hiệu thì họ sẽ cố gắng mua và sưu tầm toàn bộ các DVD volume. Và nếu vô tình, câu chuyện của bạn và một Otaku bắt đầu với đúng chủ đề ưa thích của họ thì cam đoan rằng, câu chuyện của bạn sẽ được người đó nói không ngừng nghỉ.
Nếu như bạn cũng có chung đặc điểm như vậy thì rất có thể bạn đã là một Otaku và bạn có thể tự tin nhận mình là Otaku chính thức.
Từ đồng nghĩa với Otaku
Có một số các thuật ngữ khác liên quan đến Otaku mà bạn có thể chưa biết, đó là:
- Wapanese: dùng để nói về những người nước ngoài bị ám ảnh bởi văn hóa anime manga Nhật Bản đến mức cuồng
- Weeaboo: từ này lần đầu tiên được xuất hiện tại diễn đàn 4chan và có nghĩa tương đồng Wapanese
- Wibu: từ này do người Việt sáng tạo ra, ý nghĩa của nó …. dùng để mỉa mai những người Việt hâm hộ manga, anime Nhật Bản đến mức điên cuồng, mất kiểm soát
Nhìn chung thì tất cả các thuật ngữ này đều khá giống nhau về ý nghĩa, chỉ khác nhau về đối tượng sử dụng.
Otaku và những hiểu lầm tiêu cực
Đã từng có khoảng thời gian bị hiểu theo một hàm nghĩa khá là tiêu cực. Thời gian đó, thuật ngữ Otaku được sử dụng để ám chỉ những người đang sống ở bên ngoài xã hội.
Tất cả những người này đều dành hầu hết thời gian của mình chỉ để ở nhà và không có đời sống tình cảm. Đồng thời, những mối quan hệ đối với những người xung quanh cũng dần trở nên xa lạ. Chỉ cần sau đó một khoảng thời gian, nếu muốn quay lại với cuộc sống hàng ngày thì sẽ rất khó để hòa nhập.
Tại đất nước Nhật Bản, thuật ngữ Otaku được dùng với mục đích miệt thị xúc phạm. Người Nhật ngày xưa đánh giá những Otaku là người chỉ lo ăn chơi, không quan tâm đến cuộc sống bên ngoài, lúc nào cũng cắm đầu vào game, manga anime,…
Chính vì vậy mà ngày xưa ở Nhật Bản, Otaku là một sự sỉ nhục khi được nhắc đến. Họ áp đặt nó cho cả một số người có sở thích kì quái và có vấn đề. Thậm chí lúc đó, những Otaku này buộc phải sống ẩn thân để không bị phát hiện. Nếu chẳng may bạn bị lộ thân phận sẽ bị người đời đem ra soi mói và chỉ trích khá nặng nề.
Mặc dù là vậy nhưng Otaku cũng dần dần đã trở thành một nét văn hóa độc đáo của Nhật Bản.
Otaku tại một số đất nước trên thế giới
Trong tiếng Anh thì Otaku còn có nghĩa là Geek hoặc Nerd. Nó chỉ đơn thuần mang ý nghĩa – Otaku là những người yêu thích và hâm mộ anime và manga hay game của Nhật Bản.
Có thể nói nhờ xã hội phương Tây mà thuật ngữ Otaku trở nên thân thiết và phổ biến hơn cũng như thay đổi được ý nghĩa tiêu cực của nó.
Tại Việt Nam, Otaku vẫn còn khá xa lạ và chưa phổ biến như nhiều quốc gia trên thế giới. Vẫn còn khá nhiều những người đam mê anime và manga tại Việt Nam, những thuật ngữ này thực sự chưa được biết đến nhiều như vậy. Mặc dù là thế, nhưng vẫn còn rất nhiều những người tự gọi mình là Otaku.
Nói chung, hiện tại có khá nhiều những định nghĩa và những cách hiểu khác nhau về Otaku. Và ý nghĩa Otaku là gì sẽ được hiểu tùy theo cách nhìn nhận và môi trường sử dụng nó. Nhưng dù thế nào, Otaku vẫn là một trường phái được rất nhiều người yêu thích tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Trên đây là thông tin về Otaku là gì? mà Du học Aloha đã tổng hợp và gửi tới các bạn. Hy vọng qua nội dung trên các bạn sẽ hiểu hơn về thuật ngữ này
Có thể bạn quan tâm: