Ý nào sau đây không đúng với ngành dịch vụ vủa Nhật Bản? Giải thích chi tiết
Ý nào sau đây không đúng với ngành dịch vụ vủa Nhật Bản? Thực trạng đầu tư của Nhật hiện nay ra sao? Kết quả như thế nào? Đối tác của Nhật Bản thường là ai?
Sau đây hãy cùng Du học Aloha khám phá nhé!
Ý nào sau đây không đúng với ngành dịch vụ vủa Nhật Bản
Câu hỏi: Ý nào sau đây không đúng với ngành dịch vụ vủa Nhật Bản
- A. Chiếm tỉ trọng GDP lớn.
- B. Thương mại và tài chính có vai trò hết sức to lớn.
- C. Nhật Bản đứng thứ 4 trên thế giới về thương mại (sau Hoa Kì, Đức và Trung Quốc)
- D. Hoạt động đầu tư ra nước ngoài ít được coi trọng.
Đáp Án: D
Giải thích:
Đặc điểm ngành dịch vụ Nhật Bản là:
- Là khu vực kinh tế quan trọng, chiếm 68% cơ cấu GDP năm 2004 -> nhận xét A đúng.
- Thương mại và tài chính là 2 ngành chủ chốt -> nhận xét B đúng
- Nhật Bản là nước đứng hàng đầu trên thế giới về tài chính, ngân hàng -> nhận xét C đúng
- Đầu tư ra nước ngoài ngày càng nhiều
Vì vậy đầu tư ra nước ngoài ít được coi trọng là không đúng
Thực trạng đầu tư ra nước ngoài của Nhật
Nhật Bản luôn là quốc gia có quy mô đầu tư FDI ra bên ngoài rất lớn trên thế giới, đặc biệt là những năm gần đây. Số liệu của UNCTAD cho thấy kể từ năm 2011 đến nay, Nhật Bản đã đầu tư ra bên ngoài mỗi năm trên 100 tỉ USD, năm 2013 đạt mức cao nhất là gần 140 tỉ USD.
Quy mô đầu tư ra nước ngoài của Nhật Bản các năm 2013 và 2014 lần lượt là 135,7 tỷ USD và 113,6 tỷ USD. Theo Báo cáo đầu tư toàn cầu 2015 của UNCTAD, Nhật Bản hiện là nước đứng thứ 4 trong số 20 nền kinh tế có mức đầu tư nước ngoài lớn nhất trên thế giới. Lượng vốn đầu tư ra nước ngoài trong hai năm 2013 và 2014 của Nhật Bản chiếm lần lượt 10,4% và 8,4% tổng lượng vốn đầu tư ra nước ngoài của thế giới.
Xu hướng đẩy mạnh đầu tư ra bên ngoài hiện nay của các công ty Nhật Bản về cả quy mô vốn đầu tư và tốc độ tăng vốn đầu tư là rất đáng chú ý.
Các công ty Nhật Bản đầu tư ra bên ngoài có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là:
- Chi phí nhân công ở các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi thấp trong khi Nhật Bản có dân số già và quy mô lực lượng lao động ngày càng giảm, chi phí nhân cao;
- Đồng Yên Nhật là một đồng tiền mạnh trên thế giới, rất thuận lợi cho các công ty Nhật Bản khi đầu tư ra bên ngoài;
- Các công ty Nhật Bản muốn tập trung vào các phân đoạn có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị của các sản phẩm toàn cầu;
- Sự tham gia ngày càng tăng của các quốc gia trên thế giới vào hiệp định thương mại tự do (FTAs) đang mở rộng nhiều thị trường cho các công ty đa quốc gia, trong đó có các công ty của Nhật Bản.
Việc nghiên cứu nhằm làm rõ các động lực thúc đẩy các công ty Nhật Bản đầu tư ra bên ngoài là hết sức quan trọng để có những chính sách thu hút vốn FDI từ quốc gia này.
Về đối tác đầu tư
Theo báo cáo đầu tư 2014 của Tổ chức xúc tiến thương mại và đầu tư Nhật Bản (JETRO), Mỹ vẫn là đối tác đầu tư lớn nhất của Nhật Bản với tổng lượng vốn FDI đầu tư vào Mỹ là 43,7 tỷ USD, tăng 36,7%.
Bên cạnh đó, các công ty Nhật Bản đang chuyển hướng đầu tư ra khỏi Trung Quốc và tăng cường đầu tư vào các nước ASEAN. Nguyên nhân là do chi phí nhân công ngày càng cao ở Trung Quốc và những căng thẳng ngày càng tăng giữa hai quốc gia về chủ quyền biển đảo.
Lượng vốn FDI của Nhật Bản đầu tư vào Trung Quốc đã giảm 32,5% xuống còn 9,1 tỷ USD. Ngược lại, ASEAN với thị trường 600 triệu dân đã thu hút được lượng FDI cao kỷ lục từ Nhật Bản là 23,6 tỷ USD, tăng gấp 2,2 lần so với năm trước.
Về kết quả kinh doanh của các công ty Nhật Bản
Cũng theo báo cáo đầu tư 2014 của JETRO, lợi nhuận từ đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Nhật năm 2013 đã tăng 0,2% đạt 68,2 tỷ USD. Trong đó, khu vực Châu Á đóng góp cao nhất, chiếm đến 37,1% tổng lợi nhuận, tiếp theo là khu vực Bắc Mỹ 27,0% (đạt 18,5 tỷ USD) và Châu Âu 18,6% (đạt 12,7 tỷ USD).
Trên đây là thông tin về Ý nào sau đây không đúng với ngành dịch vụ vủa Nhật Bản? mà Du học Aloha đã tổng hợp. Hy vọng qua nội dung trên bạn sẽ có câu trả lời chính xác.
Nếu quan tâm tới các thông tin về địa lý – kinh tế – văn hóa Nhật thì hãy theo dõi bài viết khác của chúng tôi nhé
Có thể bạn quan tâm: