• 0973.344.828 -
  • aloha.edu.vn@gmail.com

Mẫu giấy trình cục Nhật Bản: Cách kiểm tra mã trình cục xuất nhập cảnh

Mẫu giấy trình cục Nhật Bản gồm những thông tin gì? Hiện nay thực trạng lừa đảo giấy trình cục Nhật Bản khá phổ biến vì thủ đoạn rất dễ dàng chỉ cần dùng Photoshop chỉnh sửa là có thể có ngay tờ phiếu trình cục như ý muốn rất dễ đánh lừa lao động.

Vì vậy nếu không có kiến thức về giấy trình cục này thì lao động sẽ rất khó khăn trong việc xác định thật giả, không biết mình có bị “qua mặt” không?

Hiểu được điều này thì Du học Aloha sẽ gửi tới các bạn thông tin về giấy trình cục Nhật Bản cũng như cách kiểm tra mã trình cục chính xác nhất. Cùng theo dõi nhé!

Mẫu giấy trình cục Nhật Bản

Giấy trình cục Nhật Bản là gì?

Giấy trình cục Nhật Bản là giấy xác nhận hồ sơ xin tư cách lưu trú (COE) tại Cục. Trên phiếu sẽ có mã số xác nhận, mỗi người sẽ sở hữu một mã số để có thể tra cứu tình trạng xét duyệt xin tư cách.

Thường thì trên giấy trình cục sẽ có các thông tin như sau:

  • Mã số
  •  Ký hiệu chữ cái (Phần khoanh đỏ trong ảnh)
  • Ngày tháng cấp biên nhận (là ngày hồ sơ đã được tiếp nhân)
  • Số Điện Thoại

Trong đó, ký hiệu chữ cái sẽ là phần quan trọng nhất phân biệt visa của các bạn đang xin thuộc diện nào là thực tập sinh hay kỹ sư, kỹ thuật viên.

Mẫu giấy trình cục Nhật Bản

Cách kiểm tra mã trình cục Nhật Bản

Thực tế cách kiểm tra mã trình cục Nhật Bản là thông tin mà khá nhiều bạn quan tâm.

Sau đây Du học ALoha sẽ hướng dẫn bạn cách kiểm tra mã trình cục như sau:

Kiểm tra bằng mắt thường

Xem nét chữ, các con số từ 0-9 xem có phải người Nhật viết không? Vì rất ít người Nhật muốn làm việc gian dối này dù mình có nhờ đi chăng nữa.

Xem mã trình cục, đặc biệt là chữ cái đầu Mã trình cục và số thứ tự, Xem số thứ tự của mình so với các số thứ tự của các giấy trình cục khác của các bạn khác ở công ty XKLD khác.

Kiểm tra con dấu, có cắt ghép gì không? Ngày tháng trên con dấu có gì bất thường không?

Kiểm tra bằng gọi điện lên cục

Bạn có thể gọi điện lên cục, có thể gọi từ VN hay nhờ bạn bên Nhật gọi, tuy nhiên tiếng Nhật của bạn phải tốt và phải kiên trì, có khi gọi mấy chục cuộc mới liên lạc được.

Đi đến cục hỏi

Nếu cả hai phương pháp trên đều không được bạn có thể nhờ bạn bên Nhật đến trực tiếp hỏi và nhờ người ta kiểm tra cho mình. Chúng tôi đã từng xác nhận một giấy trình cục giả và khi đến hỏi tận nơi thì phát hiện là giấy trình cục tên bạn VN nhưng lại là của mã số của bạn Trung quốc.

Lưu ý khi kiểm tra mã trình cục

Gọi điện và lên cục hỏi thì bạn chỉ nên thực hiện trong trường hợp sau 6 tháng thì mới nên gọi điện. Nế chúng ta quá lo lắng mà gọi điện hay lên hói quá gấp gáp thì có khả năng làm ảnh hưởng tới kết quả xét tư cách lưu trú của mình.

Vì xin tư cách lưu trú kỹ sư là một trong những loại hay bị trượt kết quả hơn so với loại khác, chỉ một chút nghi ngờ là cục sẵn sàng đánh trượt mà không cần lý do.

Ngoài ra còn một phương pháp khác các bạn có thể tham làm sẽ đơn giản hơn nhiều đó là gọi điện trực tiếp sang công ty tiếp nhận mình để hỏi về tình hình xin tư cách lưu trú, các công ty tiếp nhận thường rất trung thực trong việc này.

Những trường hợp cần xin giấy tư cách lưu trú

Những trường hợp bắt buộc phải xin Giấy chứng nhận tư cách lưu trú là những trường hợp đi Nhật với Visa dài hạn (trên 90 ngày), thường với những mục đích như:

  • Du học
  • Sang Nhật làm việc
  • Sang Nhật định cư.

Những trường hợp không cần phải xin Giấy chứng nhận tư cách lưu trú là những trường hợp đi Nhật với Visa ngắn hạn (15 ngày, 30 ngày hay 90 ngày), với những mục đích như:

  • Du lịch (Sightseeing)
  • Họp hành (Business Meeting)
  • Thăm thân nhân (Visiting a Relative).

Trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận tư cách lưu trú:

  • Bước 1: Nộp hồ sơ đầy đủ đã chuẩn bị trước cho cục xuất nhập cảnh.
  • Bước 2: Cấp giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn.
  • Bước 3: Xin thị thực ( visa ).
  • Bước 4: Thông báo kết quả.

Thời gian để xin tư cách lưu trú để đi xuất khẩu lao động Nhật Bản

Thời gian xin tư cách từ 2 đến 3 tháng kể từ ngày công ty tiếp nhận và nghiệp đoàn làm nộp hồ sơ lên xuất nhập cảnh.

Thời hạn của loại visa này khá dài thường từ 6 tháng đến 1 năm. Sau 1 năm sẽ phải gia hạn một lần.

Hồ sơ xin tư cách lưu trú ở Nhật Bản

Đơn đăng kí ứng tuyển: Tùy theo từng trường, các bạn sẽ có những đơn ứng tuyển khác nhau. Các bạn nhớ điền đầy đủ và chính xác các thông tin trong đơn này.

  • Sơ yếu lý lịch
  • Một lá thư nói rõ về việc thanh toán chi phí: Ai chi trả tiền học, chi phí sống và tất cả các chi phí khác? Người trực tiếp thanh toán sẽ là người phải viết thư này với tư cách là người bảo trợ. Nếu bạn tự lo chi phí, hãy tự viết và kí thư này. Tuy nhiên, một điều kiện đặt ra là bạn phải có nghề nghiệp.
  • Nếu vào thời gian ký, bạn không có nghề thì phải nhờ một người khác như bố, mẹ hay anh, chị hoặc họ hàng viết và ký thay. Thu nhập hàng năm tối thiểu là 2,000,000 Yên (khoảng 480,000,000 VND).
  • Bằng tốt nghiệp đại học. Ban đầu, bạn có thể gửi bằng tốt nghiệp bằng fax hoặc email. Sau đó, bạn phải gửi bản gốc với chữ kí và dấu của hiệu trưởng nhà trường. Nhà trường sẽ trả lại cho bạn bản gốc sau khi bạn đạt visa.
  • Bản sao hộ chiếu. Nếu bạn đã từng đến Nhật, hãy nhớ nộp bản sao tất cả những trang có dấu của sở nhập cảnh Nhật Bản.
  • Ảnh chân dung (6 ảnh cỡ 3 x 4)
  • Chứng minh tài khoản ngân hàng, tối thiểu 1,600,000 yên (khoảng 384,000,000 VND).
  • Chứng nhận nghề nghiệp của bạn (nếu bạn tự thanh toán chi phí) hoặc của người bảo trợ (nếu người bảo trợ thanh toán chi phí). Chứng nhận đã nộp thuế, trong đó phải nói rõ thu nhập hàng năm.
  • Nếu người bảo trợ của bạn không có giấy chứng nhận này, họ sẽ phải nộp văn bản trong đó kê khai cụ thể mức lương hàng tháng hoặc thu nhập hàng năm.
    Văn bản chứng minh mối quan hệ giữa bạn và người bảo trợ.
  • Chứng nhận năng lực tiếng Nhật như JLPT, NAT, và J-test. Mỗi trường có thể yêu cầu một chứng chỉ tiếng Nhật riêng.

Mẫu phiếu trình cục Nhật Bản

Phiếu trình cục Tokyo (Cục khác có thể khác)

  • Mã số xin visa: được viết tay và ghi mực đỏ
  • Dấu tiếp nhận của cục XNC: dấu tươi màu đỏ
  • Ngày tiếp nhận hồ sơ: thường là được đóng dấu ngày tháng năm màu đen (tiếng Anh)
  • Các kí hiệu chữ cái

Mẫu giấy trình cục Nhật Bản

Phiếu trình cục Nagoya

Cục Nagoya nổi tiếng là xét visa lâu và khó tính, phiếu trình cục này rất trội so với cục Tokyo hay Osaka- vì nó có màu đen.

  • Ngày tiếp nhận hồ sơ: thường là được đóng dấu ngày tháng năm màu đen (tiếng Anh)
  • Mã số xin visa: được viết tay và mực đen
  • Tên người xin visa /tên xí nghiệp bảo lãnh: viết tay mực đen
  • Tên luật sư nộp hồ sơ: cũng viết tay mực đen (Phần này cục Tokyo không có )
  • Dấu tiếp nhận của cục XNC: dấu tươi màu đen tiếp! ( Khác với cục Tokyo màu đỏ)
  • Ví dụ cách đọc mã số: 名労認 N18-123456
  • 名労認(なろうにんー Naronin)
  • N 18 エヌじゅうはち(Enuzyuhachi)
  • の(đọc dấu cách là の hoặc tự ngắt)
  • 123456 Mã số đọc số bình thường. Nếu trường hợp có nhiều mã số thì đọc から ーまで

Trên đây là thông tin về mẫu giấy trình cục Nhật Bản mà Du học Aloha đã tổng hợp và gửi tới các bạn. Hy vọng qua nội dung trên thì bạn đọc đã có thông tin cần thiết cho mình

© Copyright 2023 Aloha