Cách chào của người Nhật? Văn Hóa Chào Hỏi Của Người Nhật Bản
Cách chào của người Nhật? Là một đất nước coi trọng lễ nghi trong văn hóa ứng xử, người Nhật rất để ý đến cách chào hỏi trong tiếng Nhật giao tiếp hàng ngày. Dù chỉ là một câu đơn giản thôi, nhưng người Nhật cũng rất chú trọng đến việc chào hỏi sao cho đúng với ngữ cảnh, thể hiện cách ứng xử mẫu mực giữa người với người.
VĂN HÓA CHÀO HỎI CỦA NGƯỜI NHẬT – VĂN HÓA OJIGI
Ojigi – văn hóa chào hỏi của Nhật Bản hay văn hóa cúi chào kiểu nhật là một trong những nét văn hóa độc đáo nhất thế giới. Như đã chia sẻ ở trên thì người Nhật rất chú trọng việc chào hỏi, bởi vậy văn hóa Ojigi cũng rất được xem trọng ở Nhật bản.
Đối với người Nhật, việc chào hỏi không chỉ đơn giản là chào theo nghĩa thông thường mà còn thể hiện sự tôn trọng, lòng thành và được chia thành nhiều cấp độ khác nhau ứng với 5 cách cúi chào của người Nhật.
Văn hóa này cũng được sử dụng để thể hiện sự xin lỗi, biết ơn với một ai đó. Ojigi đã ăn sâu vào phong cách sống của người Nhật, trở thành một luật bất thành văn và bạn có thể bắt gặp ở bất kỳ đâu. Thậm chí khi một anh nhân viên khi nghe điện thoại của sếp (dù không gặp trực tiếp) vẫn cúi chào theo văn hóa Ojigi.
Một quy tắc chung của văn hóa chào hỏi Ojigi là: Càng muốn thể hiện sự tôn trọng hay thái độ nhận lỗi thì càng phải cúi đầu thấp hơn.
Có một lỗi mà người nước ngoài thường hay mắc phải, đặc biệt là người phương Tây, đó chính là chào hỏi bằng cách bắt tay. Điều này thường không được đánh giá cao ở Nhật.
Vì vậy, nếu có ý định du học, làm việc, định cư tại Nhật hoặc làm việc với đối tác Nhật Bản, bạn hãy tìm hiểu về văn hóa Ojigi nhé! Chắc chắn nếu bạn nắm được cách chào hỏi của người Nhật thì sẽ được họ yêu mến và đánh giá cao hơn.
Những nguyên tắc cơ bản
Dù là ai hay ở trong hoàn cảnh nào, việc chào hỏi luôn có những nguyên tắc “tối thượng” bắt buộc bạn phải tuân theo nếu có ý định tới Nhật Bản du lịch hay sống và làm việc.
Tông trọng bề trên
Cũng giống như nhiều quốc gia châu Á khác, Nhật Bản cũng có quy tắc bất thành văn là “kẻ dưới” phải chào hỏi “người trên”. Trật tự trên-dưới có thể quy định bằng tuổi tác, vai vế, địa vị,..
Tuân thủ trật tự
Cách thức chào hỏi còn phụ thuộc vào quan hệ, địa vị của hai bên. Thông thường có 2 cách cúi chào tại Nhật: kiểu Eshaku, kiểu Keirei, kiểu Saikeirei.
Kiểu Eshaku (khẽ cúi chào)
Đây được xem là cách giao tiếp phổ thông nhất, thường dùng khi gặp khách và cấp trên tại hành lang hoặc trong giao tiếp với người đồng lứa. Khi chào kiểu Eshaku, bạn chỉ cần hơi cúi người khoảng 15 độ trong một giây, hai tay để dọc bên hông. Người Nhật cũng thường chào hỏi nhau bằng cách này khoảng vài lần trong ngày, trong đó lần đầu yêu cầu chào thi lễ, còn các lần gặp sau chỉ cần cúi chào là đủ.
Kiểu Keirei (cúi chào thông thường)
Đối với tư thế chào này, người Nhật phải cúi xuống khoảng 30 độ và giữ nguyên trong vòng 2 đến 3 giây. Hình thức này rất phổ biến trong văn hóa giao tiếp nơi công sở, đặc biệt là khi chào hỏi khách hàng.
Kiểu Saikeirei (cúi chào trang trọng)
Người thực hiện động tác chào này phải cúi thấp 45 độ một cách chậm rãi và giữ nguyên tư thế trong 3 giây hoặc lâu hơn với thái độ thành kính nhất. Trong văn hóa giao tiếp Nhật Bản, kiểu chào này thường được sử dụng khi đứng trước bàn thờ trong các đền của Thần đạo, chùa của Phật giáo, trước Quốc kỳ hoặc Thiên Hoàng.
Câu chào hỏi cơ bản nhất trong tiếng Nhật giao tiếp hàng ngày.
Khi mới bắt đầu bài học đầu tiên, chúng ta sẽ được dạy cách chào hỏi bằng câu cơ bản nhất là こんにちは /Konnichiwa/, có nghĩa là câu chào khi gặp nhau, và cũng là câu chào buổi trưa. Đây được coi là câu chào hỏi thông dụng nhất và hầu như phù hợp với mọi hoàn cảnh, mục đích giao tiếp. Tuy nhiên, chúng ta nên hạn chế câu chào này khi gặp người lớn tuổi, hay những người mà chúng ta cần phải thể hiện sự kính trọng.
Nếu bạn chỉ biết câu chào này, thì khi gặp mặt cần phải đi kèm hành động gật đầu hay cúi người xuống. Có một câu chào bằng tiếng Nhật thông dụng khác qua điện thoại là もしもし /Moshi Moshi/ cũng tương đương với “A lô” trong tiếng Việt.
Chào hỏi bằng tiếng Nhật giao tiếp hàng ngày theo thời điểm trong ngày.
Có 3 cách chào bằng tiếng Nhật tùy theo thời điểm sáng, trưa và tối trong ngày. Trong đó, chúng ta sẽ chào buổi sáng là おはようございます/ohayogozaimasu/ (trước khi ăn trưa), chào buổi trưa là こんにちは /Konnichiwa/, chào buổi tối là こんばんは/konbanwa/(lời chào được sử dụng sau bữa tối). Thông thường bạn có thể rút gọn câu chào buổi sáng thành “Ohayo” trong cách nói chuyện với bạn bè hoặc những tình huống giao tiếp thân mật.
Khi tạm biệt, bạn sẽ chào là さようなら/sayounara/, và おやすみなさい/oyasuminasai/ (rút ngắn lại là Oyasumi) có nghĩa là chúc ngủ ngon cũng được cio là câu chào tạm biệt mà người Nhật thường xuyên sử dụng.
Các câu chào tiếng Nhật giao tiếp hàng ngày khác.
Câu chào おっす/ossu/ giống với “Ê, này” trong tiếng Việt, thường dùng những bạn nam có cùng tuổi. Không được dùng từ này giữa các bạn nữ và những người khác giới tính.
Câu chào 最近どう? /saikin dō/ tương đương với “Dạo này thế nào?”, “Có gì mới không?”. Đây là cách hỏi thăm nhẹ nhàng của các anh chị em trong một gia đình, hoặc bạn bè thân thiết.
Câu chào 久しぶり /hisashiburi/ có nghĩa là “Lâu rồi mới gặp” là cách chào hỏi khá thân thiện, khi gặp một người quen lâu năm không gặp.
Bên cạnh đó, thái độ khi chào cũng rất quan trọng, và người Nhật cúi chào cũng giống như bắt tay của người phương Tây vậy. Những người chào sau sẽ cúi đầu thấp hơn với người chào đầu tiên, để thể hiện sự tôn trọng với người đó.
Trên đây là thông tin về cách chào của người Nhật mà Du học Aloha đang tư vấn và tuyển sinh liên tục tất cả thời điểm trong năm. Hy vọng qua nội dung trên các bạn sẽ nắm được chương trình đào tạo này.
Nếu còn bất kỳ nhu cầu hay thắc mắc nào hãy liên hệ cho chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất nhé!